Nhiều khi vô tình, chính chúng ta tự biến mình thành đối tượng bị cô lập lúc nào không hay. Đặc biệt là trong môi trường công sở khá phức tạp, một số thói quen xấu cũng có thể biến bạn thành cái gai trong mắt người khác thậm chí là dẫn đến bị thôi việc.

Tạp chí Forbes đã tóm tắt lại 10 thói quen xấu sau mà cả sếp lẫn đồng nghiệp đều không thích, đó cũng là những hành vi mà bạn nên cố gắng tránh mắc phải.

 

1. Khi đối diện với sếp cũng chỉ biết gật đầu đồng ý
Đối với bất cứ việc gì mà sếp giao phó, bạn cũng chỉ gật đầu đồng ý thực hiện thì xin thưa, với đồng nghiệp họ đang nghĩ bạn chỉ biết nịnh nọt, bợ đỡ sếp và dần dần chính sếp cũng nhận thấy rằng bạn là người thiếu năng lực, không thể đưa ra ý kiến cá nhân mà chỉ biết phục tùng.

Một khi bạn cảm thấy ý kiến hoặc quyết sách của sếp có bất kỳ sai sót hoặc nghi ngờ nào, cần thẳng thắn nói ra. Mục đích không phải để tranh luận đúng hay sai mà làm cho sếp thấy rằng bạn là một người có ý tưởng, có chính kiến .

2. Không thể nào rời mắt khỏi điện thoại
Cho dù là ở trong một cuộc họp hay đang đi gặp khách hàng, nếu chỉ vì sợ để sót tin nhắn hoặc chậm trễ reply e-mail mà cứ từng giây từng phút bạn lại lướt nhìn điện thoại. Có thể bạn cho rằng mình chỉ đang cố tận dụng thời gian, tuy nhiên đối với người đối diện hoặc là bất kỳ ai, họ sẽ nghĩ bạn thật thiếu tôn trọng.

Nếu như trong tình huống vạn bất đắc dĩ, bạn đang đợi một tin nhắn hoặc một cuộc gọi vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, cách tốt nhất là nên nói rõ trước cho người khác biết để họ hiểu và thông cảm cho mình.

3. Tật ngồi lê đôi mách

Trong công ty có rất nhiều chuyện lớn nhỏ không liên quan mà bạn không nhất thiết phải biết, càng không cần phải khắp nơi nghe ngóng hóng tin. Để tránh những rắc rối không đáng có xảy ra, đừng bao giờ tự biến mình thành tên buôn chuyện

4. Ngôn ngữ E-mail không lịch sự

Hiện nay sử dụng e-mail trong công việc để truyền tải thông tin cũng như giao tiếp đã trở nên thiết yếu và rất phổ biến, tuy nhiên có thể do công biệc bận rộn mọi người quen viết giản lược nhất có thể và chỉ đề cập đến những gì cần phải giải quyết. Họ sẽ quên mất phép lịch sự trong e-mail, những từ như “vui lòng” hoặc “cảm ơn” sẽ bị bỏ qua.

Tốt nhất trước khi gửi e-mail, hãy đọc lại nội dung một lần và đảm bảo rằng e-mail của bạn không sai quy tắc, hoặc không có chỗ nào chưa đúng, tránh làm cho người nhận cảm thấy không thoải mái. Bất kể việc giữa các bạn có phải là đồng nghiệp thân thiết với nhau hay không thì cũng không nên bỏ qua phép lịch sự căn bản.

5. Quá nhiều lý do
Bạn không thể trả lời được câu hỏi mà sếp đưa ra, hoặc khi mắc lỗi sai lại không dám thừa nhận, thay vào đó là đưa ra hàng vạn lý do để trốn tránh biện minh cho bản thân. Cách tốt hơn hết đó là trước khi báo cáo, hãy dành cho mình thời gian khoảng 10 phút để có thể nghĩ trước về những câu hỏi, những vấn đề hoặc là tình huống mà mình có thể gặp phải, đồng thời cũng sắp xếp đưa ra những phương hướng trả lời hay giải quyết tốt nhất có thể.

6. Làm nhiều việc cùng một lúc
Trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển thì tình trạng cùng một lúc làm nhiều việc đã diễn ra rất thường xuyên, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta vừa chằm chằm nhìn máy tính hoặc điện thoại lại vừa ăn cơm.

Tuy nhiên hệ quả của việc này có thể khiến bạn mắc phải những sai lầm tai hại ,chẳng hạn như sẽ bị nhầm lẫn hoặc thiếu sót thông tin hoặc số liệu vô cùng quan trọng. Hãy tránh làm nhiều việc cùng lúc, kết quả công việc có tốt hay không mới là điều quan trọng nhất.

7. Ích kỷ, chỉ biết suy nghĩ lợi ích bản thân
Nếu đối với một số việc ngoài phạm vi công việc hoặc nằm ngoài giờ làm mà bạn vẫn có thể hỗ trợ xử lý được nhưng lại luôn từ chối thẳng thừng, không có chút linh động nào chỉ làm cho đồng nghiệp cảm thấy bạn đang làm cao.

Trong một khoảng có chừng mực, đôi khi bạn nên đồng ý đảm nhiệm một số việc ngoài phạm vi công việc của mình, hỗ trợ sếp hoặc đồng nghiệp giải quyết vấn đề thì nhất định bạn sẽ nhận được thiện cảm cũng như sự tín nhiệm của mọi người, đồng thời làm cho mối quan hệ công sở của bạn trở nên dễ thở hơn.

8. Bị hiểu lầm là kẻ tắt mắt
Là nhân viên văn phòng hẳn bạn đã từng nghe câu “Tiền để trên bàn không bao giờ mất còn vật thì kiểu gì cũng không cánh mà bay”. Nếu như không phải đồ của mình mà lại thường xuyên ở chỗ mình thì có thể do lúc sơ ý cầm nhầm nhưng có thể sẽ bị người khác hiểu lầm và dễ trở thành đối tượng bị chỉ trích.

Do đó, tốt nhất nên dán nhãn tên lên vật dụng cá nhân. Một khi trên bàn có xuất hiện đồ vật không dán tên, bạn cũng có thể tìm và hoàn trả lại chính chủ .

9. Phong cách thời trang không phù hợp
Mỗi người đều có phong cách ăn mặc riêng, nhưng do tính chất cũng như môi trường công việc thường xuyên phải tiếp xúc khách hàng hay những nhân vật quan trọng, thì chính bạn là đại diện là bộ mặt của công ty.

Vì vậy, trang phục mà bạn mặc không thể tùy hứng theo ý mình một cách quá thoải mái xuề xòa hoặc không phù hợp với quy định công ty. Bạn nên lắng nghe ý kiến của anh chị đồng nghiệp và điều chỉnh trang phục cho phù hợp.

10. Dễ nổi nóng, cáu giận
Nếu như chỉ vì có những việc không theo ý mình mà tỏ ra cáu giận, nổi nóng thì bạn sẽ trở thành kẻ chỉ biết gây rối trong mắt mọi người. Đừng để cảm xúc của bản thân trở thành kẻ phá bĩnh bầu không khí làm việc.

Và khi bạn nhận thấy cảm xúc của mình đã lên đến đỉnh điểm vượt quá sức chịu đựng thì tốt hơn hết là hãy tạm thời rời khỏi chỗ ngồi, ra bên ngoài hít thở thật sâu, điều tiết lại cảm xúc,bình tĩnh và quay lại chỗ ngồi của mình để giải quyết nốt phần công việc chưa hoàn thành.

Sưu tầm

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?
    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành CôngTrong Mọi Ngành Nghề? 13/12/2024 Trong thời đại số hóa, câu nói “Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21” không còn xa lạ. Nhưng điều đặc biệt là dữ liệu không chỉ dành cho những ngành nghề truyền thống như tài […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự