Chỉ Huy Trưởng Công Trình (Cơ Điện)

Locations

Hồ Chí Minh

Mức lương

1,200 - 1,500 USD

Experience

3 năm

Job type

Toàn thời gian cố định

Industry

Điện / Điện tử

Job ID

1625

Mô tả công việc

– Độc lập tự giải quyết và hoàn thành tất cả công việc được giao theo chức năng nhiệm vụ của Trưởng Ban giao;
– Đại diện Công ty độc lập giải quyết tất cả các công việc liên quan đến Dự án được phân công;
– Đại diện Công ty trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác thi công/ phát sinh/ nghiệm thu giai đoạn và thanh toán theo giai đoạn tại công trường (theo hợp đồng và Hồ sơ thiết kế), khi cần thiết phải xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo của người phụ trách, Trưởng Ban về công tác tại công trường;
– Nắm vững nội dung công việc và các điều khoản liên quan đến hợp đồng với CĐT và thầu phụ;
– Hiểu rõ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật dự án phụ trách, đề xuất điều chỉnh và giải quyết các công việc liên quan đến kỹ thuật công trình;
– Hoạch định, phân công, quản lý nhân sự tại công trường theo đúng qui định của Công ty và luật pháp nhà nước;
– Chịu trách nhiệm liên đới về các sai phạm của nhân viên dưới quyền bao gồm và không giới hạn trong tài liệu, hồ sơ, số liệu, báo cáo, giao dịch, tiến độ, chất lượng, các nguyên tắc – chế độ quản lý, nội quy lao động của Công ty;
– Bảo đảm tốt các hoạt động phối hợp với Chủ đầu tư, thầu phụ, trong nội bộ công trường và với các phòng/ ban trong Công ty;
– Tổ chức lưu giữ, bảo mật các hồ sơ công trình;
– Chấp nhận đi công tác xa, thực hiện công việc trong mọi lúc, mọi nơi, nhằm đáp ứng yêu cầu hợp của khách hàng;
– Định hướng hoặc trực tiếp giải quyết các công việc ngoài khả năng nhân viên công trường;
– Đánh giá kết quả thực hiện nhân viên và báo cáo theo quy định;
– Đánh giá kết quả thưởng và phân chia thưởng minh bạch, công bằng cho anh em tại Công trường;
– Ủy quyền khi vắng mặt công trường;
– Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm thi công dự án sau khi hoàn thành;
– Thực hiện công tác đào tạo các nhân viên dưới quyền.

1.1 Tiếp nhận và triển khai dự án khi có yêu cầu từ Trưởng/Phó Ban QLCDA

– Tiếp nhận dự án, tiếp nhận hồ sơ từ Trưởng/Phó ban, thực hiện đúng các yêu cầu trong kế hoạch sơ bộ triển khai dự án theo mẫu;
– Hướng dẫn sắp xếp và quản lý khoa học tất cả các tài liệu bàn giao của Trưởng/phó ban, tại kệ file cũng như trên máy tính (phải có hướng dẫn chi tiết các sắp xếp và quản lý các tài liệu này trên công trình, cũng như tạm tại công ty);
– Đọc hiểu kỹ hợp đồng, phạm vi công việc, hồ sơ kỹ thuật (Technical Spec.).., đọc kỹ các bản vẽ thiết kế, để có định hướng thiết lập SĐTC công trường, chuẩn bị mở công trường, chuẩn bị thi công và các công tác kỹ thuật khác dành cho NTP;
– Phối hợp với Trưởng ban và P.NS-HC chọn lựa CHP công trình và các nhân viên công trường;
– Lập và kiểm soát tiến độ triển khai thi công hợp lý đảm bảo chi phí thi công thấp nhất cho phép, thời điểm tập kết vật tư hợp lý, khi so với tiến độ của CĐT giao;
– Lên kế hoạch nhân sự theo từng thời điểm của dự án và lập SĐTC công trường chi tiết.
1.2 Tổ chức và triển khai việc chuẩn bị thi công tại công trường:

– Giao việc cho nhân viên QA/QC trình vật tư theo yêu cầu tư vấn/CĐT, giao việc cho kỹ sư/họa viên vẽ shop theo đúng tiến độ kế hoạch;
– Theo dõi sát và đảm bảo đúng kế hoạch trình duyệt vật tư thiết bị, kế hoạch trình duyệt bản vẽ thi công, đề xuất các phương án giải quyết trên từng mục một nhằm đảm bảo đúng tiến độ;
– Trình kế hoạch chất lượng (QA/QC) cho toàn bộ công việc thi công trên công trường, bao gồm: các biểu mẫu, qui trình nghiệm thu, biện pháp thi công phải được tư vấn, CĐT duyệt trước khi thực hiện;
– Trình các qui định sức khỏe, an toàn, môi trường HSE cho Tư vấn CĐT duyệt;
– Tổ chức khảo sát mặt bằng thi công, triển khai lập thiết kế và tiên lượng văn phòng công trường, bao gồm:
• Lập và trình kế hoạch xây dựng văn phòng, kho, xưởng, nhà vệ sinh, chỗ để xe, bảng hiệu,.. ở công trường cùng các kế hoạch về việc cấp điện, nước, điện thoại,.. trên công trường bao gổm các chi phí, bản vẽ bố trí mặt bằng;
• Lập và trình kế hoạch mua sắm cho các phương tiện cho văn phòng, kho, xưởng, thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên công trình. Hoặc thu hồi vật tư, thiết bị từ kho Công ty;
• Lập và trình kế hoạch mua sắm các vật tư, thiết bị và quần áo bảo hộ lao động (BHLĐ).
1.3 Tổ chức thi công tại công trường
– Công tác chuẩn bị với NTP
• Công bố Nội qui ra vào công trường, xác định văn phòng làm việc, kho, xưởng, nhà vệ sinh, chỗ để xe,.. của NTP;
• Nội qui đồng phục, BHLĐ, thẻ ra vào, danh sách công nhân,..của NTP;
• Kiểm soát và đảm bảo có đầy đủ các loại hình bảo hiểm của NTP trên công trường cho từng nhân viên NTP đang làm việc;
• Lập và báo cáo danh mục dụng cụ, máy thi công của NTP. Chú ý các máy móc thi công, kiểm tra, thí nghiệm nào cần có test certificate, hạn định sử dụng,.. Chú ý nhân lực một số hạng mục cần có certificate;
• Yêu cầu NTP lập tiến độ đáp ứng về nhân lực, dụng cụ, máy thi công của NTP trên công trường trong từng thời điểm cần thiết của tiến độ thi công, báo cáo về ban;
• Yêu cầu NTP đệ trình và/hoặc áp dụng đúng các biểu mẫu ITP của Công ty theo từng hạng mục cơ điện, yêu cầu NTP lập các qui trình nghiệm thu từng hạng mục MEP, hiểu và liệt kê các hạng mục test nào cần cho từng hệ thống, từng thiết bị sau khi lắp đặt theo yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật.
– Tiến độ
• Phối hợp chặt chẽ với NTP để lập ra tiến độ chi tiết từng hạng mục. Phối hợp với nhà thầu xây dựng để kết hợp tiến độ xây dựng và MEP trước 2 tuần;
• Kiểm soát và đảm bảo tiến độ thi công trên công trình, cùng với NTP thực hiện các biện pháp kịp thời lấy lại tiến độ từng ngày/tuần;
• Có biện pháp chế tài ngay khi NTP không đảm bảo tiến độ liên tục kéo dài quá 2 tuần;
• Giao việc và yêu cầu các kỹ sư giám sát làm việc và theo dõi sát sao bảng tiến độ;
– Vật tư, hồ sơ, bản vẽ
• Tổ chức kiểm tra, tiếp nhận, bảo quản vật tư, thiết bị trên công trường, đánh giá thu hồi vật tư thiết bị trước khi kết thúc công trình;
• Đảm bảo việc bóc khối lượng vật tư chính xác từ bản vẽ shop, làm cơ sở đặt hàng;
• Đảm bảo vật tư thi công chuẩn bị đầy đủ, và về công trường theo đúng tiến độ;
• Đảm bảo vật tư phụ của NTP chuẩn bị đầy đủ, và về công trường theo đúng tiến độ;
• Đảm bảo việc quản lý vật tư trong kho theo đúng qui trình và hướng dẫn đã qui định;
• Thực hiện việc quản lý hồ sơ, bản vẽ, văn phòng, kho, xưởng, vật tư, máy thi công, dụng cụ test,.. theo đúng qui trình và hướng dẫn đã soạn thảo;
• Đảm bảo bản vẽ được duyệt để thi công phải có dấu xác nhận của tư vấn/CĐT, và thực hiện đúng qui trình.
– Chất lượng QA/QC
• Đảm bảo việc thực hiện đúng các kế hoạch chất lượng (QA/QC) đã được tư vấn/CĐT duyệt trước khi thực hiện, cho toàn bộ công việc thi công trên công trường, bao gồm: đảm bảo các biện pháp thi công được thực hiện đúng qui trình, đúng vật tư, đúng thiết bị;
• Hướng dẫn, giao việc các kỹ sư giám sát các công việc thi công theo tuần/ngày, đảm bảo các giám sát hiểu rõ và yêu cầu NTP làm đúng tiến độ thi công;
• Giao việc cho các giám sát, QA/QC kiểm soát bảng khối lượng và các hồ sơ thanh toán hàng tháng (hồ sơ QA/QC lắp đặt nghiệm thu);
• Phối hợp với kỹ sư dự án, kỹ sư giám sát, phó ban thi công, quản lý QA/QC, P.Kth để thực hiện các kiểm tra về tính toán chọn lựa thiết bị theo yêu cầu của tư vấn;
• Hướng dẫn, giao việc các kỹ sư giám sát kiểm soát các việc chụp hình defects hàng ngày/tuần, đảm bảo số lượng hình chụp, báo cáo việc kiểm soát khắc phục defect hàng ngày/tuần. Có danh sách đính kèm và tiêu chí tối đa trong vòng 1 tuần phải khắc phục ngay defect đã phát hiện;
• Kiểm soát số lượng defect, và tốc độ khắc phục hàng tuần để đánh giá chất lượng thi công. Đốc thúc và nhắc nhở;
• Đảm bảo các kỹ sư giám sát đọc hiểu rõ các biện pháp thi công, hiểu rõ công việc hàng ngày, làm đúng chức trách giám sát công việc thi công NTP.
– Trình duyệt khối lượng thanh toán hàng tháng
• Nắm rõ qui trình ký duyệt khối lượng và kế hoạch thu tiền thanh toán khối lượng hang tháng trên công trường (tập hợp đầy đủ các SĐT, email, địa chỉ liên hệ của các bên liên quan) báo cáo về ban;
• Đảm bảo trình biên bản nghiệm thu khối lượng và giá trị thanh quyết toán hàng tháng đúng thời gian qui định, và lấy về được xác nhận quyết toán khối lượng hàng tháng đúng thời gian qui định.
– Quản lý Phát sinh
• Lập kế hoạch chi tiết cụ thể việc cập nhật vào bản vẽ thi công các phát sinh đã duyệt, làm cơ sở hoàn công sau này. Có báo cáo cụ thể hàng tuần;
• Kiểm tra xem xét các đề xuất từ kỹ sư công trường về bản vẽ thi công, đề xuất sửa đổi các bất hợp lý giữa thiết kế & thực tế công trường (nếu có);
• Thực hiện quản lý các phát sinh: theo dõi, cập nhật và tổng hợp các phát sinh. Tiến hành thực hiện các PS theo đúng qui trình, PS từ CĐT/TV theo xuất phát từ chỉ thị công trường. Đảm bảo việc trình duyệt đơn giá/khối lượng/bản vẽ đúng thời gian theo yêu cầu của CĐT/TV;
• Lập bảng theo dõi giá trị PS, xác định rõ trách nhiệm PSNB hay PSCĐT;
• Thực hiện hỗ trợ giải quyết các vấn đề kỹ thuật tồn tại tại công trường với CĐT/TV.
– Quản lý HSE
• Kiểm soát và yêu cầu tất cả thực hiện đúng các qui định về sức khỏe, an toàn, môi trường HSE, đảm bảo NTP đều thực thi đúng theo;
• Tất cả các nhân viên làm việc trong công trường phải được học khoá an toàn trước khi làm việc;
• Tổ chức kiểm tra, giám sát việc đảm bảo công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp tại công trường;
• Việc nhắc nhở an toàn, vệ sinh công nghiệp phải đảm bảo thực hiện mỗi tuần, việc đi kiểm soát tình hình an tòan công trường phải đảm bảo thực hiện hàng tuần bởi CHT, CHP, GSAT, NTP;
• Thiết lập các kế hoạch và có khả năng thực thi khi có sự cố khẩn cấp (về tai nạn, cháy, nổ,..) trên công trường. Yêu cầu có các hộp sơ cứu và đầy đủ các thiết bị PCCC trên công trường;
• Kiểm soát, đôn đốc việc thực thi, tiếp nhận các phản hồi từ CĐT, Nhà thầu phụ, chỉ đạo từ BGĐ hoặc Phòng, ban khác để kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp từng thời điểm;
• Duyệt và kiểm soát tất cả các chi phí trên công trường, bao gồm đi lại, tiếp khách,… Lưu ý và kiểm soát việc chi đúng người, đúng việc;
• Phối hợp chặt chẽ với NCC, NTP để lập tiến độ và kiểm soát chương trình đi chứng kiến FAT test tại nhà máy đảm bảo đúng tiền độ đề ra. Chuẩn bị chi phí và các thủ tục đi lại cho các bên.
1.4 Thực hiện nghiệm thu hệ thống, thiết bị, đào tạo vận hành, thanh quyết toán cuối cùng, bàn giao dự án, thu binh.
– Phối hợp với Phó ban thi công và Quản lý QA/QC lập kế hoạch bàn giao dự án chi tiết trước khi nghiệm thu ít nhất 02 tháng, bao gồm tiến độ hoàn tất bản vẽ hoàn công, hoàn tất hồ sơ ITP, biên bản nghiệm thu từng hạng mục, chương trình và lịch đào tạo, hướng dẫn vận hành, thời điểm xác nhận hoàn tất các defect list, hoàn tất các outstanding work list, bảo lãnh bảo hành, thanh quyết toán khối lượng lắp đặt,… để có được giấy xác nhận hoàn tất công trình đúng thời điểm mong muốn;
– Kết hợp với P.Kth, NCC, NTP để hỗ trợ hướng dẫn Nhân viên kỹ thuật công trình lập các qui trình test, nghiệm thu trên từng hạng mục, từng phần hoặc cả hệ thống, theo từng thời điểm và đúng thời gian yêu cầu của TV/CĐT(việc này phải thực hiện trước khi nghiệm thu ít nhất 01 tháng). Qui trình test nghiệm thu phải được duyệt chấp thuận bởi TV/CĐT;
– Phối hợp với NTP lập kế hoạch nghiệm thu chi tiết từng hệ thống, các chuẩn bị chi tiết về nhân lực, máy thi công, dụng cụ test, biên bản test nghiệm thu theo mẫu đã được duyệt, thời gian test để tiến hành từng bước test, nghiệm thu trên từng hạng mục, từng phần hoặc cả hệ thống theo đúng qui trình đã soạn và theo đúng thời gian yêu cầu của TV/CĐT (việc này phải thực hiện trước khi nghiệm thu ít nhất 01 tháng);
– Đảm bảo qui trình nghiệm thu, kế hoạch nghiệm thu của từng hệ thống MEP được thực hiện đúng tiến độ;
– Theo dõi chương trình và lịch đào tạo từng thiết bị, hệ thống theo yêu cầu của hợp đồng, phối hợp với Phó ban thi công và Quản lý QA/QC để chuẩn bị thời điểm cho chuyên gia đào tạo, kiểm soát tiến độ thực hiện, và trình ký giấy xác nhận đào tạo;
– Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các công việc tồn đọng, defect và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo yêu cầu CĐT, và các defect được ký duyệt khắc phục đúng yêu cầu;
– Lập kế hoạch thanh quyết toán toàn bộ khối lượng công trình, và tham gia họp bàn thanh quyết toán với TV/CĐT;
– Lập kế hoạch rút bớt nhân lực dự án, khi hoàn tất giai đoạn nghiệm thu;
– Lập kế hoạch kiểm kho đợt cuối, lập kế hoạch thu hồi vật tư, máy thi công, dụng cụ test, bàn ghế, máy tính, hồ sơ kỹ thuật, bản vẽ,…. về kho công ty;
– Kế hoạch thanh lý nhà xưởng, kho, vật tư văn phòng công trường…;
– Lập kế hoạch về nhân lực, máy thi công, dụng cụ test, bản vẽ hoàn công để lại công trình, sắp xếp tất cả các hồ sơ, bản vẽ, vật tư, phụ tùng sao cho thuận tiện truy cứu, bảo hành, bảo trì sau này trên công trình;
– Phải có qui định cho việc lưu trữ hồ sơ trong máy tính, thuận tiệc cho việc thực hiện bảo hành, bảo trì, bán service sau này;
– Tổ chức đánh giá kết quả hoàn thành dự án, rút kinh nghiệm toàn dự án khi kết thúc dự án; phải tạo biên bản mẫu.
1.5 Tổ chức và thực hiện việc bảo hành và bảo trì các công trình
– Lập sơ đồ tổ chức về nhân sự cho công tác bảo hành, bao gồm nhân sự trong ban, theo từng hệ thống, và từng thiết bị;
– Kiểm soát hồ sơ, bản vẽ hoàn công, thiết bị dụng cụ kiểm tra, phụ tùng vật tư tại công trình. Lưu trữ và sắp xếp đúng qui định tại kho CĐT hay kho Công ty.
1.6 Công tác quản lý NTP trên công trường
– Kiểm soát hàng tuần tiến độ thi công, tình hình nhân sự, thiết bị thi công, vật tư phụ của NTP.
– Phối hợp với Nhân viên cấp dưới có các biện pháp kịp thời khi có các vấn đề trên xảy ra: xử lý ngay các sai pham, tạm đinh chỉ công tác thi công/gia công. (báo cáo và đề xuất Biệp pháp khắc phục phòng ngừa lên Trưởng/Phó ban không chậm hơn 01h từ khi đình chỉ);
– Kiểm soát hàng tuần tình hình thực hiện của NTP về an toàn, sức khỏe và môi trường HSE trên công trường, nội qui ra vào cổng;
– Yêu cầu NTP đồng thiết lập các kế hoạch và có khả năng thực thi ngay khi có sự cố khẩn cấp (về tai nạn, cháy, nổ,..) trên công trường. Yêu cầu NTP có các hộp sơ cứu và đầy đủ các thiết bị PCCC trên công trường;
– Kiểm soát việc thực hiện đúng theo qui trình về lắp đặt, thực hiện giám sát kỹ thuật, giám sát an toàn, qui trình test, nghiệm thu,.. ;
– Kiểm soát khối lượng thanh toán với NTP, tình hình công nợ, lập bảng theo dõi. Phối hợp P.TCKT đề xuất các giải pháp hợp lý với NTP, trong thời gian sớm nhất trả lời ngay các văn bản, hoặc mời họp thỏa thuận;
– Họp định kỳ hàng tuần về tấc cả các công tác thi công, tiến độ, an toàn, vật tư, defect list, nhân sự,.. ;
– Yêu cầu NTP báo cáo:
• Báo cáo ngày về kế hoạch thực hiện ngày hôm nay và dự kiến hôm sau;
• Nhật ký công trường;
• Báo cáo tuần về quản lý tiến độ, quản lý defect, an toàn, vật tư phụ, nhân sự, thiết bị thi công, bảo hiểm của công nhân mới của NTP, …
1.7 Làm báo cáo tuần, tháng, quí của CHT công trình gởi về cho ban QLCDA
– Tổ chức lập nhật ký công trường (nhật ký này còn để làm hồ sơ quyết toán sau này)
– Thực hiện các báo cáo tuần theo mẫu:
• Kế hoach giao việc tuần cho tất cả nhân viên.
• Tiến độ thi công,
• Tiến độ trình bản vẽ thiết kế thi công,
• Tiến độ trình duyệt vật tư,
• Theo dõi phát sinh, và tình hình chung HSE trên công trường.
• Kế hoạch và thực tế tình hình giải quyết defect của việc lắp đặt.
• Kế hoạch và thực tế nghiệm thu các hệ thống MEP, khi đến thời điểm nghiệm thu.
– Thực hiện các báo cáo tháng theo mẫu:
• Kế hoạch và thực tế thanh toán khối lượng, bảng theo dõi.
• Kế hoạch nhân sự cần thay đổi, bổ sung.
• Các chi phí công trường.
– Thực hiện báo cáo quí theo mẫu, về kế hoạch và thực tế tình hình vật tư nhập, sử dụng, tồn kho.
1.8 Việc quản lý chung
– Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trưởng/Phó Ban và quản lý cấp trên
– Lập kế hoạch, trực tiếp tổ chức, phân công nhiệm vụ các nhân viên chức năng dưới quyền trong ban triển khai các dự án của công ty;
– Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, điều chỉnh các nhân viên cấp dưới để thực hiện các công việc được giao đảm bảo chất lượng và tiến độ;
– Chỉ đạo xử lý kịp thời các thông tin từ khách hàng khi có báo cáo hoặc yêu cầu;
– Trực tiếp giải quyết các công việc phát sinh ngoài khả năng nhân viên thuộc quyền;
– Tham gia xây dựng quy trình, áp dụng duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại Công ty;
– Kiểm soát việc xây dựng, tổ chức lưu giữ, bảo mật các tài nguyên, hồ sơ liên quan ban;
– Đánh giá kết quả thực hiện nhân viên dưới quyền và báo cáo theo quy định;
– Chịu trách nhiệm liên đới về các sai phạm của nhân viên dưới quyền bao gồm và không giới hạn trong tài liệu, hồ sơ, số liệu, báo cáo, giao dịch, tiến độ, chất lượng, các nguyên tắc – chế độ quản lý, nội quy lao động của Công ty;
– Chấp nhận đi công tác xa, thực hiện công việc trong mọi lúc, mọi nơi, nhằm đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng.
2. Quyền hạn
– Điều động nhân sự trong nội bộ công trình;
– Báo cáo trực tiếp với lãnh đạo công ty các công việc phát sinh lớn, các yêu cầu, đề xuất bị chậm giải quyết.
– Yêu cầu các bộ phận trong phòng đáp ứng các yêu cầu phục vụ cho công việc tại công trường;
– Đình chỉ công việc của các cá nhân, thầu phụ trong trường hợp nếu tiếp tục sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng công trình; (báo cáo và đề xuất Biệp pháp khắc phục phòng ngừa lên Trưởng/Phó ban không chậm hơn 01h từ khi đình chỉ);
– Đề xuất thay đổi/khen thưởng/kỷ luật nhân viên thuộc quyền.

Kỹ năng yêu cầu

-tốt nghiệp ngành điện, Đại học bách khoa