Tối ưu nguồn lực doanh nghiệp vốn là một trong những hoạt động quan trọng mà bất cứ công ty nào cũng đều quan tâm. Bởi chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận, mà doanh nghiệp (nói chung) thường có mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh & cung ứng dịch vụ.
Những năm trở lại đây, doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên sử dụng các dịch vụ thuê ngoài lao động để thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ công việc của 1 bộ phận trong công ty. Theo đó, để có thể tinh gọn bộ máy và tập trung vào các hoạt động sản xuất chính, các công ty sẽ thuê lao động từ một bên thứ 3 để xử lý một phần công việc.
VD: Bạn có ý định thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng. Song, bạn cũng cần điều hành văn phòng trụ sở chính, vì vậy bạn thuê 1 bên thứ 3 để tuyển dụng nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên phát triển thị trường,… đồng thời bạn cũng có thể thuê họ quản lý nhân sự hoặc hơn nữa là khoán toàn phần công việc của một phòng nhân sự từ tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, quản lý, trả lương, thực hiện các thủ tục thuế, bảo hiểm,… cho người lao động. Đó chính là hình thức thuê ngoài lao động
Nói đến thuê ngoài lao động hiện nay cũng rất đa dạng, tuy nhiên có 2 hình thức mà các doanh nghiệp rất ưa chuộng lựa chọn và sử dụng. Đó là Staffing và Outsourcing
Dịch vụ Staffing là gì
Staffing hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp thuê nhân sự của một bên thứ 3 để giải quyết một phần công việc trong doanh nghiệp đó. Ví dụ: Thuê nhân sự của công ty truyền thông viết bài content SEO website, thuê nhân sự của công ty tuyển dụng để tuyển dụng nhân sự, thuê nhân sự của công ty kế toán để tính lương thưởng và bảo hiểm cho người lao động,…
Việc thuê ngoài dưới hình thức này cần đòi hỏi bản thân doanh nghiệp đã có sẵn quy trình, đang cần người thay thế hoặc bổ sung cho một tác vụ nào đó trong quy trình chung đó. Nhân sự của bên thứ 3 sẽ là một mắt xích trong bộ máy của doanh nghiệp. Nhờ đó mà công ty có thể vận hành linh hoạt, đặc biệt trong giai đoạn đang scale up quy mô và cần bổ sung một số lượng lớn nhân sự kinh doanh, nhân viên mở rộng thị trường thì đây là hình thức tuyệt vời để rút ngắn thời gian và “chiếm trọn” thị trường nhanh nhất. Thay vì phải bắt đầu từ lên kế hoạch, xây dựng quy trình tuyển dụng, đăng bài tìm ứng viên, lọc hồ sơ, phỏng vấn, thử việc,… rất rất nhiều các hoạt động gây mất thời gian, doanh nghiệp chỉ cần đơn giản là thuê 1 bên thứ 3 xử lý toàn bộ các công việc kể trên và chỉ tập trung vào việc mở rộng tệp khách hàng và phân bổ nhân sự mới hợp lý, còn lại người ở đâu đã có công ty cung ứng dịch vụ lo.
Thực sự tốt như vậy thì tại sao không thuê ngoài hết? Câu trả lời là: Mặc dù đây là một hình thức vô cùng tuyệt vời đối với doanh nghiệp, nhưng nó đòi hỏi chính doanh nghiệp cũng cần phải có một quy trình bài bản, chặt chẽ và biết mình “cần thuê ai, làm gì”. Rất nhiều nhà quản lý không biết được khi nào cần thuê ngoài cũng như làm sao kiểm soát chất lượng dịch vụ thuê ngoài. Điều đó có thể làm mất chi phí cho doanh nghiệp đồng thời cũng mất thời gian khi nhân sự thuê ngoài không thực sự phù hợp.
Dịch vụ Outsourcing là làm gì?
Cũng là hình thức thuê ngoài nhân sự, tuy nhiên Outsourcing là hình thức doanh nghiệp khoán 1 phần hoặc toàn bộ công việc cho bên thứ 3 thực hiện. Ví dụ: Khoán việc quản lý người lao động cho công ty cung ứng lao động, khoán hoàn toàn việc tính lương, thưởng và các khoản khấu trừ cho công ty kế toán lương,… Khi đó doanh nghiệp chỉ cần nhìn vào kết quả là người lao động của mình được quản lý và được trả lương chứ không cần quan tâm đến quy trình quản lý hay tính lương nữa vì tất cả đã có công ty Outsourcing lo.
Nghe đến đây chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được rất nhiều lợi ích của hình thức thuê ngoài này rồi phải không? Khi lựa chọn hình thức này, các nhà quản lý giảm tải được rất nhiều công việc, từ đó họ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào sản xuất hoặc kinh doanh. Thay vì phải quản lý thêm 1 bộ phận kế toán lương trong công ty với biên chế khoảng 5-7 nhân sự thì nay bạn chỉ cần liên hệ với các bên thứ 3, họ sẽ xử lý hết cho bạn mà không cần bạn bận tâm quá nhiều.
Tuy nhiên, hình thức này cũng có những hạn chế nhất định, đó là không phải việc gì ta cũng có thể khoán được. Những công việc phù hợp Outsourcing là những công việc lặp đi lặp lại hoặc không thường xuyên phát sinh trong công ty. Trong trường hợp bạn cần phát triển thị trường thì rất khó để khoán kết quả kinh doanh cho một bên thứ 3 được bởi việc đánh giá tính hiệu quả của phần việc khoán là rất khó xác định.
Phân biệt dịch vụ Staffing và Outsourcing
Dễ thấy, trong 2 dịch vụ thuê ngoài kể trên, một cái là thuê nhân sự để thực hiện 1 phần công việc (có quản lý), 1 cái là khoán hẳn phần việc đó cho bên thứ 3 (không cần quản lý). Tùy vào từng nhu cầu và mục đích, nhà quản lý có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp cho công ty của mình.
Xem thêm: Dịch vụ cung ứng nhân sự thời vụ có đơn thuần là cho thuê lao động phổ thông (Tại đây)
Mục tiêu chính của Staffing là lấp đầy các vai trò khác nhau trong công ty thông qua việc thuê nhân sự từ bên thứ 3. Những ứng viên có trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với vị trí cần tuyển dụng sẽ đảm bảo phát huy vai trò tốt nhất trong công ty, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng tích cực. Còn mục tiêu chính của Outsourcing là giải quyết phần công việc trong khoảng thời gian cụ thể. Tất nhiên, hình thức này đòi hỏi công ty cung ứng dịch vụ phải là một đơn vị thực sự uy tín và chuyên nghiệp, bằng không, hậu quả sẽ không chỉ là thời gian và chi phí mà đôi khi còn là cơ hội tăng trưởng của chính doanh nghiệp đi thuê.
Hiểu đúng về dịch vụ thuê ngoài
Dù là Staffing hay Outsourcing, nhà quản lý cũng cần hiểu đúng về dịch vụ thuê ngoài trước khi sử dụng. Bản chất thuê ngoài không làm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp mà là tối ưu và phân bổ nguồn chi phí hợp lý hơn.
Ví dụ công ty A có 1000 nhân sự, quỹ lương là 15 tỷ 1 tháng, công ty A chuyển giao 400 nhân sự (quỹ lương là 6 tỷ) sang công ty B là bên cho thuê lại lao động. Đầu tiên công ty B sẽ ký hợp đồng với 400 người lao động đó và thực hiện các công tác quản lý, tính lương, bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên phần chi phí lương đó (6 tỷ) công ty A vẫn phải thanh toán cho công ty B để trả người lao động, chứ không phải là cắt giảm hết toàn bộ. Tuy nhiên, khi chuyển giao 400 nhân sự sang công ty B, phần quỹ lương vốn là cố định sẽ trở thành chi phí hoạt động có thể cắt giảm tùy vào nhu cầu của công ty A. Phần chi phí cắt giảm chính là chi phí công ty A cần để quản lý 400 nhân sự kể trên (VD: chi phí lương, thưởng, chi phí văn phòng cho khoảng 20 nhân sự hành chính, nhân sự nội bộ, kế toán lương) sẽ được cắt giảm và chỉ mất 1 phần để thanh toán phí quản lý cho công ty B.
Đồng thời, như đã đề cập ở trên, việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài sẽ giúp công ty A có thể tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính, vốn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận và cơ hội tăng trưởng hơn cho họ. Đó chính là phần chi phí quan trọng nhất khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, NIC xin gọi đó là chi phí cơ hội. Cơ hội thì không phải lúc nào cũng đến, vì vậy nhà quản lý cần thực sự suy nghĩ đến lợi ích của việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài mang lại.
Vậy trong trường hợp xấu hơn, doanh nghiệp cần cắt giảm nhân sự và chi phí thì sao. Đừng lo, công ty dịch vụ thuê ngoài B kia sẽ giải quyết cho bạn, lúc này người lao động ký kết hợp đồng lao động với công ty B, vì vậy công ty B sẽ có trách nhiệm làm thủ tục cắt giảm nhân sự. Từ đó, nhà quản lý lại đỡ đi một lần lớn thời gian và nhân sự để giải quyết vấn đề cắt giảm cho người lao động.
Trên đây là một số nội dung phân biệt 2 loại hình dịch vụ thuê ngoài là Staffing và Outsourcing. Hi vọng bạn đọc đã có một cái nhìn rõ ràng và tổng quan hơn về 2 loại hình dịch vụ này. Xu hướng là không thể tránh khỏi bởi những ưu thế mà dịch vụ này mang lại, tuy nhiên, để có thể hiểu đúng và ứng dụng vào cho doanh nghiệp đòi hỏi chủ doanh nghiệp và những nhà quản lý cần có cái nhìn cụ thể hơn. Nếu bạn còn câu hỏi nào, đừng ngại ngần liên hệ với NIC Global ngay hôm nay: tại đây