Căn cứ theo Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018, chế độ BHXH cho người nước ngoài có nhiều điểm chú ý. Hãy cùng NIC Global tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Người nước ngoài là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:

1. Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Theo đó, Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014:

“Điều 9. Thời hạn thị thực

2. Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.

Như vậy có thể thấy, nếu người nước ngoài sang Việt Nam với mục đích du lịch hoặc làm việc thì sẽ được cấp thị thực có thời hạn tối đa không quá 03 tháng.

khái niệm người nước ngoài tại Việt Nam
khái niệm người nước ngoài tại Việt Nam

Ngoài ra, Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 , sẽ có 04 trường hợp người nước ngoài được xét thường trú tại Việt Nam, cụ thể:

  • Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
  • Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
  • Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Với các trường hợp người nước ngoài được xét thường trú tại Việt Nam thì có thể sống và làm việc tại Việt Nam trong khoảng thời gian lâu dài hơn. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thời hạn cư trú có thể lâu hoặc ngắn.

Về quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong Luật quốc tịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy nên, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (Ngược lại, phạm vi quyền và nghĩa vụ của người Việt tại các nước khác đương nhiên cũng sẽ không thể bằng công dân nước họ được).

Bên cạnh đó, còn 1 khái niệm người nước ngoài đó là người không quốc tịch. Theo đó:

Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của một nước nào cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

4 trường hợp người nước ngoài không được tham gia BHXH

4 trường hợp người nước ngoài không được tham gia BHXH
4 trường hợp người nước ngoài không được tham gia BHXH

Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP theo đó:

  • Người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
    • Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
    • Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
    • Là trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
    • Vào Việt Nam dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ;
    • Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp phát sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài đang ở Việt Nam không xử lý được;
    • Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
    • Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
    • Là học sinh, sinh viên học tập, làm việc tại Việt Nam với điều kiện người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh;
    • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
    • Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với nước ngoài;
    • Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam;
    • Được cơ quan, tổ chức nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;
    • Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
    • Vào Việt Nam làm chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật dưới 30 ngày và cộng dồn không quá 90 ngày/năm;
    • Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết;
    • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
    • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
    • Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
    • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
  • Có hợp đồng lao động dưới 01 năm với người sử dụng lao động Việt Nam
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
    • Áp dụng với nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
  • Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu

Đối tượng người lao động nước ngoài bắt buộc tham gia BHXH

Các trường hợp người lao động là công dân nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH gồm:

  • Được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề;
  • Được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với đơn vị sử dụng lao động tại Việt Nam.

Xem thêm: Gộp Số BHXH Cho Người Có Từ 2 Sổ Trở Lên Như Thế Nào?

Những điểm mới đáng chú ý trong chế độ BHXH cho người nước ngoài

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, kể  từ ngày 01/01/2022, NLĐ nước ngoài sẽ được hưởng thêm hai chế độ BHXH khác giống như NLĐ Việt Nam, đó là:

  • Chế độ hưu trí (quy định tại Điều 9, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP)
  • Chế độ tử tuất (quy định tại Điều 9, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP)

Mức đóng BHXH cho người nước ngoài năm 2022

Mức đóng BHXH cho người nước ngoài năm 2022
Mức đóng BHXH cho người nước ngoài năm 2022

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động (NLĐ) nước ngoài thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất hàng tháng kể từ ngày 01/01/2022. Đồng thời, đơn vị sử dụng lao động cũng sẽ trích 14% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cho quỹ hưu trí và tử tuất.

Ngoài ra, NLĐ nước ngoài còn trích quỹ tiền lương tháng để đóng các khoản khác trong chế độ BHXH như sau:

  • Trích 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
  • Trích 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

* Lưu ý: Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghệp, NLĐ nước ngoài sẽ chỉ trích 0,3% nếu đơn vị có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận.

Tuy nhiên, theo quy định mới nhất tại Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021, đơn vị sử dụng lao động sẽ được áp dụng mức đóng 0% quỹ tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 12 tháng (01/07/2021 – 30/06/2022) cho cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

* Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, NLĐ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước sẽ không được áp dụng mức đóng này.

Bên cạnh đó, theo Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, NLĐ nước ngoài làm việc ở Việt Nam cũng được xem là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, do đó, mức đóng BHYT được quy định như sau:

  • Người lao động: 1,5% mức tiền lương tháng;
  • Đơn vị sử dụng lao động: 3% mức tiền lương tháng.

Dưới đây là bảng tổng hợp cụ thể từng mức trích theo lương đóng bảo hiểm cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động trong năm 2022:

Thời điểm đóngNgười sử dụng lao độngNgười lao độngTổng
BHYTBHTNỐm đau, thai sảnTNLĐ, BNNHưu trí, tử tuấtBHYTBHTNHưu trí, tử tuất
Từ 01/01/2022 đến 30/6/2022:3%0%3%0%14%1,5%1%8%30,5%
Từ 01/7/2022 đến 30/9/20223%0%3%0,5%14%1,5%1%8%31%
Từ ngày 01/10/20223%1%3%0,5%14%1,5%1%8%32%

*Lưu ý: Người nước ngoài thì không đóng bảo hiểm thất nghiệp, do đó khoản này sẽ là 0%

Trường hợp doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).

Trên đây là thông tin về bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài năm 2022, nếu doanh nghiệp, đơn vị hoặc người sử dụng lao động chưa rõ hoặc có thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý BHXH của đơn vị mình để được giải đáp.

Về NIC Global

NIC Global là một trong những thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các giải pháp và dịch vụ tính & quản lý lương chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Các nghiệp vụ lương từ xưa đến này đòi hỏi nguồn lực, thời gian và độ chính xác cao. Đặc biệt trước những thay đổi, cập nhật liên tục từ các chính sách, quy định pháp luật, càng đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật liên tục để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đồng thời cũng không vi phạm các quan hệ lao động với cơ quan có thẩm quyền.

Dịch vụ tính & quản lý lương của NIC bao gồm các nghiệp vụ:

  • Quản lý lương & tính tiền lương
  • Quản lý các loại bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHTY,…)
  • Quản lý thuế TNCN của nhân sự
  • Quản lý quan hệ lao động
  • Các nghiệp vụ khác

Doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên hệ yêu cầu dịch vụ Qua đây

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    cung ứng lao động
    Công ty Cung Ứng Lao Động NIC Global – Giải pháp Nhân sự hiệu quả

    Công Ty Cung Ứng Lao Động Toàn Cầu NIC Global Giải Pháp Nhân Sự Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp 14/11/2024 Trong thời đại công nghiệp hóa và toàn cầu hóa; nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm những giải pháp nhân sự linh hoạt và hiệu quả. Công ty cung ứng lao động là một trong những phương […]

    Thuế TNCN
    Mức lương phải đóng Thuế TNCN? Hướng dẫn tính Thuế TNCN 2024

    Lương Bao Nhiêu Phải Đóng Thuế Thu Nhập Cá Nhân? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2024 12/11/2024 Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền mà người lao động cần trích từ thu nhập của mình để nộp cho nhà nước. Nhưng liệu bạn đã biết rõ lương […]

    BHYT
    Làm Sao Để Biết BHYT Hết Hạn? Top 4 Cách Tra Hạn Thẻ BHYT

    Làm Sao Để Biết Bảo Hiểm Y Tế Hết Hạn? Top 4 Cách Tra Cứu Giá Trị Sử Dụng Thẻ BHYT 08/11/2024 Việc theo dõi thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là rất quan trọng để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ quyền lợi khám chữa bệnh nào. […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự