Chúng ta thường sẽ gặp 1 – 2 kiểu sếp khá “khó chịu” trong sự nghiệp. Hi vọng bạn không gặp phải tất cả 9 kiểu sếp này trong cuộc đời.
6. Người nghiện việc
Đừng ngạc nhiên nếu bạn nhận được email công việc vào sáng chủ nhật nếu bạn có một ông sếp nghiện làm việc. Những người nghiện công việc là người đến đầu tiên trong văn phòng và là người cuối cùng rời khỏi. Anh ta sẽ ăn trưa một mình và trong lúc đó có thể vẫn đang cầm máy tính hoặc ôm máy tính giải quyết một công việc đang dở. Và mặc nhiên vị sếp này yêu cầu một hiệu suất làm việc tương tự từ bạn.
Sếp nghiện việc
Làm thế nào để đối phó với những người nghiện công việc: Đừng quá lo lắng về điều này. Chỉ vì sếp có cuộc sống chỉ xoay quanh công việc không có nghĩa bạn cũng phải làm điều tương tự. Chỉ cần làm tốt công việc của bạn và chắc chắn bạn đã làm đúng theo mức độ quan trọng của từng đầu việc. Hãy trả lời mail của sếp và xác nhận một deadline cụ thể khi nhận được việc. Và đương nhiên, giờ nghỉ trưa hãy cứ nghỉ ngơi vì bạn có quyền đó
7. Chuyên tranh công
Giống kiểu sếp “Bánh bèo”, kiểu sếp này cũng hầu như không biết làm gì. Khác biệt duy nhất ở đây là kiểu sếp này biết cách đẩy việc để vượt qua mọi việc. Hãy coi chừng vì có thể anh ta sẽ tranh công trong những nhiệm vụ khó khăn mà bạn thực hiện.
Sếp chuyên tranh công
Làm thế nào để đối phó với người” chuyên tranh công”: Tất cả mọi việc hãy luôn ghi lại. Hãy chắc chắn rằng các đông nghiệp khác đều nhận thức được nhiệm vụ của bạn và bạn đã làm tốt như thế nào. Việc này cũng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong những buổi họp báo cáo công việc.
8. Cổ hủ
Những vị sếp cổ hủ sẽ áp đặt những điều anh ta cho là tốt nhất và gạt bỏ những ý kiến của bạn. Họ là những người mang nặng tư tưởng” trên bảo dưới phải nghe”. Người này sẽ thường có một đám nhân viên thụ động tuân thủ vô điền kiện. Điều này dẫn đến, nhân viên không có cơ hội để thể hiện năng lực. Lâu dài sẽ dẫn đến việc họ cảm thấy chán nản, thụ động, làm việc theo lối mòn và kém sáng tạo.
Sếp cổ hủ
Làm thế nào để đối phó với người cổ hủ: Đây là một trong những kiểu sếp rất khó khăn để làm việc tuy nhiên nếu bạn thực sự tin tưởng những ý tưởng của mình tốt hơn họ hoặc sẽ làm công việc của bạn tốt hơn thì hãy mạnh dạn nói chuyện với họ. Hãy chỉ ra cho họ dẫn chứng bằng số liệu cụ thể, rõ ràng những thứ bạn cho rằng hiệu quả. Quan trọng nữa là bạn cần một chiến lược mềm mỏng và khả năng đoán biết tâm lý cực tốt để lựa chọn thời điểm phù hợp. Nếu không thể rèn luyện thêm những kỹ năng mềm này thì rõ ràng bạn sẽ không bao giờ thỏa hiệp được với sếp.
9. Người bất mãn
Kiểu sếp này thường hay ghen tị với mọi người. Họ có thể đã có một quãng thời gian đủ dài sống hết mình nhưng chưa đạt được thành công gì như mong đợi trong khi bạn có cả một tương lai tươi sáng phía trước. Họ có thể đã mất một thời gian dài để để nhận ra mình đang ở đâu và vì vậy họ sẽ không làm cho “cuộc hành trình” của bạn dễ dàng hơn. Họ cũng sẽ kiệm lời khen với bạn và dễ dàng tìm ra sai sót của bạn trong công việc.
Sếp bất mãn
Làm thế nào để đối phó với kiểu người bất mãn: Hãy làm việc thật thông minh. Cố gắng để cả hai cùng tiến. Nếu sếp giao bạn công việc trong 2 ngày hãy cố gắng hoàn thành nó trong 1 ngày. Đừng để sự tiêu cực của họ làm giảm năng lượng của bạn. Hãy chắc chắn rằng những kết quả công việc của bạn là trên mức tiêu chuẩn.
Bạn có đang phải ứng phó với một trong những kiểu sếp ở trên?
XEM THÊM: TOP 9 KIỂU SẾP KHÓ CHIỀU & CÁCH “ỨNG PHÓ” VỚI HỌ (phần 1)
Thúy Hằng_Tổng hợp