Lộ trình sự nghiệp mỗi người giống như một cuộc hành trình, đều có điểm xuất phát và có điểm kết thúc của nó. Trên đoạn đường ấy có lúc xe bạn lao nhanh về phía trước với đà chạy cực mạnh, và có những thời điểm bạn dường như bị mắc kẹt giữa chừng với tốc độ cực chậm, muốn thoát ra ngoài nhưng chẳng biết đi đâu.

Nếu sự nghiệp của bạn những năm gần đây không có những biến chuyển tích cực hoặc không hứa hẹn một cơ hội thăng tiến, đã đến lúc bạn nên ngồi lại định hướng cho bản thân và công việc. Năm nguyên nhân thường thấy dưới đây phần nào giúp bạn tìm được lí do để giải quyết vấn đề sự nghiệp hiện tại.

1. Thiếu động lực và đam mê với công việc.
Khi công việc trở nên quá quen thuộc, bạn sẽ khó tìm được cảm giác hào hứng làm việc như lúc mới bắt đầu. Và như một hệ quả tất yếu, khi thiếu động lực để thực hiện một điều gì đó, bạn cũng ko còn cảm thấy hứng thú để cạnh trạnh và nỗ lực trong bất kỳ nhiệm vụ. Đây chính là lúc bạn cần phải thay đổi. Hãy tự hỏi bản thân lần gần nhất bạn tham dự một buổi học để phát triển kỹ năng là khi nào? Đừng ngại ngần xung phong tham gia một dự án của nhóm hay phòng ban khác để thử thách bản thân trong những nhiệm vụ mới. Mục tiêu là để thử thách bản thân đồng thời phát huy những kỹ năng có được ở những công việc mới. Những hoạt động này sẽ giúp bạn tìm lại được động lực tích cực trong công việc.


Thiếu động lực trong công việc thường là lí do chủ đạo của sự bế tắc.

2. Ảnh hưởng mạnh bởi những cảm xúc cá nhân
Có thể nói thành công sự nghiệp là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Cảm xúc thể hiện nhận thức, văn hóa và tình cảm của con người, xuất phát trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp và các mối quan hệ. Người biết kiểm soát cảm xúc là người có văn hóa, có nghị lực, có kỹ năng sống tốt và được mọi người yêu mến và tôn trọng.
Nhưng kiểm soát được cảm xúc không dễ dàng khi áp lực công việc đè nặng lên bạn và bên cạnh là đầy rẫy những cạm bẫy khó lường. Hãy tập cho bản thân sắp xếp cuộc sống theo đúng những trật tự vốn có của bạn, bên cạnh đó tổ chức công việc hợp lý để không khiến cho mọi thứ quá xáo trộn.

3. Bạn không phù hợp với văn hóa công ty
Có thể bạn có những kỹ năng tốt nhất nhưng nếu không thể hòa hợp với các đồng nghiệp, bạn sẽ không thể thành công trong công ty. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng đều dành phần lớn thời gian trong buổi phỏng vấn để xác định xem bạn có phải người phù hợp với văn hóa công ty hay không. Hãy xem xét các giá trị cốt lõi của bản thân và môi trường làm việc lý tưởng mà bạn mong muốn, bao gồm cách giao tiếp, kiểu lãnh đạo,… Nếu bạn và công ty hiện tại không có cùng quan điểm về mọi vấn đề, đây có thể là lúc bạn nên tìm kiếm một môi trường làm việc phù hợp với bản thân hơn.


Phù hợp văn hóa công ty và gia tăng quan hệ với đồng nghiệp

4. Mối quan hệ của bạn quá hạn hẹp
Các mối quan hệ là một kênh quan trọng để phát triển sự nghiệp, cho dù bạn đang đặt mục tiêu là thăng tiến trong công ty hoặc thay đổi công việc. Nếu bạn muốn sự nghiệp phát triển, bạn cần phải gặp đúng người bằng cách chọn cho mình một người cố vấn. Hãy xem xét tìm kiếm trong số những đồng nghiệp cấp cao trong công ty, những người đã thành công trong lĩnh vực bạn đang làm. Người cố vấn này có thể giúp bạn định hướng con đường thăng tiến và phát triển những kỹ năng cơ bản cần thiết đầu tiên. Ngoài ra, hãy tham gia các sự kiện hoặc hội thảo về ngành nghề công việc của bạn để gặp gỡ và học hỏi từ những người bên ngoài công ty cũng như mở rộng các mối quan hệ để phát triển sự nghiệp.

5. Thiếu tiếng nói trong tập thể.
Hãy nhớ rằng không ai có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Nếu sự nghiệp của bạn đang bị cản trở bởi một hoặc nhiều vấn đề nào đó, hãy lên tiếng. Chủ động gặp sếp hoặc cấp trên trong một cuộc họp riêng để thảo luận về những mục tiêu và mối quan tâm của bạn. Tuy nhiên, đừng quên thể hiện mong muốn làm việc và thành công trong công việc trước khi đề cập đến những vấn đề khiến bạn lo ngại. Đừng sợ sếp, hãy chia sẻ định hướng thăng tiến cũng như mạnh dạn hỏi sếp hoặc cấp trên làm thế nào để bạn đạt những mục tiêu đặt ra, ví dụ như những kỹ năng nào bạn còn thiếu, kỳ vọng của công ty đối với vị trí của bạn là như thế nào,…

Nếu không hài lòng với con đường sự nghiệp hiện tại, hãy tìm hiểu đâu là nguyên nhân chính của vấn đề để từ đó xác định làm thế nào thay đổi tình hình, phương án cuối cùng bạn có thể tìm kiếm công việc mới phù hợp hơn. Nhưng quan trọng hơn, bản thân phải chủ động và mạnh dạn hành động để thoát khỏi những cản trở và thăng tiến không ngừng trong sự nghiệp.

Xuân Linh

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?
    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành CôngTrong Mọi Ngành Nghề? 13/12/2024 Trong thời đại số hóa, câu nói “Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21” không còn xa lạ. Nhưng điều đặc biệt là dữ liệu không chỉ dành cho những ngành nghề truyền thống như tài […]

    dịch vụ quản lý tiền lương
    5 Bước để triển khai thành công Dịch vụ quản lý tiền lương

    5 Bước để triển khai thành công Dịch vụ quản lý tiền lương 04/12/2024 Quản lý tiền lương không chỉ là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần mà còn là yếu tố quyết định đến sự hài lòng của nhân viên và sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tự […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự