Trong một cuộc khảo sát, nghiên cứu của ĐH QG HN cho biết: Có đến 66% sinh viên tự tin có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn tốt, tuy nhiên chỉ có 21% nhà tuyển dụng công nhận điều này. Việc sinh viên mới ra trường ảo tưởng về năng lực cá nhân, về giá trị sức lao động từ lâu đã không còn xa lạ đối với nhà tuyển dụng Việt Nam. Ranh giới giữa tài năng và bất tài chỉ cách nhau ở một từ, chính là “ngộ nhận”.

Có một người thanh niên trẻ tuổi luôn tự cho mình là một người tài giỏi. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh ta đi tìm kiếm khắp nơi mà không tìm được một công việc lý tưởng như bản thân mong muốn.
Anh ta cảm thấy ông trời thật bất công bởi vì bản thân mình tài giỏi vậy mà lại không gặp được may mắn. Sau nhiều lần vấp phải trắc trở, anh ta đã trở nên tuyệt vọng đến cùng cực.

Thế rồi một ngày kia, người thanh niên trẻ tuổi này trong lúc tuyệt vọng đã tìm đến bờ biển để tự tử.
Đúng lúc, anh ta định chẫm mình xuống biển thì gặp một ông lão đi tới. Ông lão nhìn thấy người thanh niên, bèn hỏi anh ta nguyên do tại sao lại phải đi tự tử.
Người thanh niên nói: “Cháu là vì cảm thấy tuyệt vọng. Trong xã hội không có ai trọng dụng cháu, họ không thừa nhận khả năng của cháu!”
Ông lão nghe xong, không nói lời nào mà cúi người xuống và nhặt lên một hạt cát, rồi ông đưa cho người thanh niên này nhìn nhìn một lát. Sau đó ông thả cho hạt cát này rơi xuống dưới, rồi ông hỏi: “Xin cậu hãy nhặt hộ tôi hạt cát mà tôi vừa làm rơi xuống dưới lên!”
Người thanh niên ngạc nhiên nói: “Việc này vốn là điều không thể !”
Ông lão không nói gì mà lấy trong túi của mình ra một viên ngọc trai óng ánh. Sau đó, ông cũng để viên ngọc trai này rơi xuống và nói với người thanh niên rằng: “Cậu có thể nhặt được viên ngọc trai mà tôi vừa làm rơi xuống lên không?”
Người thanh niên nhanh nhảu trả lời: “Đương nhiên là được ạ!”
Lúc này, ông lão mới nói tiếp: “Vậy cậu đã minh bạch ra chưa? Cậu nên biết rằng, hiện tại bản thân mình còn chưa phải là viên ngọc trai. Cho nên, cậu không thể yêu cầu người khác lập tức thừa nhận mình được. Nếu như muốn được người khác thừa nhận, thì cậu phải nghĩ cách để biến mình thành một viên ngọc trai đã.” Người thanh niên nhìn ông lão rồi nở một nụ cười như để nói rằng anh đã hiểu rõ ràng những lời ông nói.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, đôi khi chúng ta cứ tự nghĩ rằng mình là “viên ngọc trai” nhưng kỳ thực chúng ta có thể vẫn còn đang là “hạt cát” mà thôi. Vì vậy, nếu muốn được đứng ở trên người khác thì đương nhiên chúng ta phải có một điều gì đó nổi trội giống như “chim hạc giữa đàn gà” vậy. Chỉ một chút xem thường và xem nhẹ của người khác mà chúng ta đã không thể nhẫn nhịn nổi thì sao có thể đạt được sự huy hoàng?

Nếu muốn bản thân trở thành xuất chúng hơn người thì phải cố gắng để tự mình trở thành một viên ngọc trai. Có như vậy, người khác mới dễ dàng nhận ra và thừa nhận chúng ta!

Thúy Hằng_Tổng hợp

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Quản Lý Nhân Sự: Cân Bằng Kinh Doanh Và Sức Khỏe Nhân Viên

    Nhà Quản Lý Hiện Đại: Cân Bằng Giữa Linh Hoạt Kinh Doanh Và Sức Khỏe Nhân Viên 16/9/2024 Vai trò của các Nhà Quản Lý Nhân Sự đã thay đổi đáng kể qua các thập kỷ. Vào cuối những năm 1980, trọng tâm chính là điều chỉnh các chỉ đạo về Nhân sự với chiến […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự