Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.

Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận. Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.

Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết. Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.

nhà lãnh đạo và câu chuyện 5 chú khỉ
nhà lãnh đạo và câu chuyện 5 chú khỉ

Trong tâm lý học, có một khái niệm gọi là sự lan truyền tâm lý trong tập thể. Đó là lý do mà bạn sẽ thấy con người luôn có xu hướng bắt chước, mô phỏng, tái lập hành vi của người khác. Trong câu chuyện ở trên, bầy khỉ đầu tiên bị dội nước nhưng tâm lý sợ hãi đã được chúng lan truyền tới bầy khỉ sau.

Chúng ta vẫn luôn thấy những “con khỉ” trong thực tế như vậy trong cuộc sống và cả trong doanh nghiệp nữa. Những nhà quản lý, lãnh đạo vẫn luôn tung hô sự sáng tạo nhưng chính họ cũng vẫn luôn sử dụng những thái độ và ngôn từ tồi tệ chà đạp một nhân viên dám nghĩ khác, làm khác. Điều đó diễn ra ngấm ngầm và tạo thành một thói quen, thậm chí tất cả những nhân viên vào sau đó cũng sẽ không còn cảm thấy cần có có nhu cầu bứt phá, sáng tạo.

Sự lan truyền về tâm lý có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tập thể có một phần tác động từ người lãnh đạo. Và người lãnh đạo nào biết vận dụng khéo léo tâm lý này vào quản trị thì đều đạt được những thành công ngoài mong đợi. Vậy cách nào để hạn chế tâm lý “bầy khỉ” như trong câu chuyện và làm sao để không đi vào con đường lãnh đạo “vùi dập”?

Trong thời đại mới, nhà lãnh đạo đối mặt với nhiều thách thức về con người, đối thủ, sản phẩm… chính vì vậy việc phát huy sức mạnh của từng cá nhân trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ – Eleanor Roosevelt đã từng nói: “Một nhà lãnh đạo tốt là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo xuất sắc là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào chính bản thân họ”. Với việc đem đến cảm hứng cho người khác, tin tưởng và giúp họ tin vào mình, người lãnh đạo sẽ thấy những kết quả mà họ tạo ra tốt hơn những gì mình kỳ vọng rất nhiều.

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?
    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành CôngTrong Mọi Ngành Nghề? 13/12/2024 Trong thời đại số hóa, câu nói “Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21” không còn xa lạ. Nhưng điều đặc biệt là dữ liệu không chỉ dành cho những ngành nghề truyền thống như tài […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự