Hiệu ứng Pygmalion (Self-fulfilling Prophecy) là gì
Hiệu ứng Pygmalion hay còn gọi là Self-fulfilling prophecy (lời tiên đoán tự trở thành hiện thực) được xem như một bí quyết quan trọng trong quản lý nhân sự. Vậy nó ảnh hưởng thế nào đến hoạt động quản lý nhân sự? Cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé
Hiệu ứng Pygmalion – bí quyết quan trọng trong quản lý nhân sự
Nếu một người (hoặc chính ta) nghĩ ta thông minh hay ngu dốt hay sao đó, họ sẽ đối xử với ta theo cách mà họ nghĩ. Nếu ta được đối xử như thể ta thông minh hay ngu dốt hay sao đó, ta sẽ hành xử, và thậm chí trở thành như thế. Do vậy, những “tiên cảm” ban đầu của người đó về ta đã trở thành hiện thực!
Tóm lại, một khi ý niệm đã hình thành, thậm chí ngay cả khi nó không đúng với thực tế, chúng ta vẫn có khuynh hướng hành xử theo đó. Và kỳ diệu thay, kết quả sẽ xảy ra đúng theo kỳ vọng đó, như thể có phép lạ!
Xem thêm: 3 cây chổi quét sáng cuộc đời là gì
4 Quá trình của hiệu ứng Pygmalion
Hiệu ứng Pygmalion được diễn giải qua bốn quá trình sau:
1. Chúng ta hình thành kỳ vọng về con người hay sự kiện
2. Chúng ta thể hiện kỳ vọng đó qua những tín hiệu giao tiếp, đối đãi…
3. Người ta có khuynh hướng đáp lại những tín hiệu đó bằng cách điều chỉnh cách cư xử của họ cho phù hợp
4. Kết quả là kỳ vọng ban đầu trở thành hiện thực
Kết quả trở lại tác động vào kỳ vọng ban đầu, tăng cường niềm tin vào những điều chúng ta đã nghĩ về con người/sự kiện đó. Bốn quá trình trên đây tạo nên vòng tròn cho “lời tiên đoán tự trở thành hiện thực” (the circle of self-fulfilling prophecies). Vòng lặp càng “quay” lại nhiều càng làm tăng cường ảnh hưởng của nó. Điều này cũng giải thích phần nào cơ sở tâm lý cho “phép lạ” trong bí quyết luật hấp dẫn (The Secret – Law of Attraction): những suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ thu hút đến quanh ta những may mắn, hạnh phúc và ngược lại, những suy nghĩ bi quan, tiêu cực thường dẫn đến những hậu quả tuyệt vọng, “xui rủi” như một dạng tự kỷ ám thị.
Ý nghĩa của hiệu ứng Pygmalion là gì
Hiệu ứng Pygmalion mang một ý nghĩa to lớn khi ứng dụng trong quản lý nhân sự và giáo dục, nhất là đối với việc giáo dục các trẻ cá biệt. Người ta thấy rằng nhân viên/học sinh có khuynh hướng thể hiện, hoàn thành công việc tốt hơn khi được cấp trên/thầy giáo tôn trọng, kỳ vọng, tin tưởng. Đôi khi người ta còn phân ra làm hai dạng:
(1) Hiệu ứng Pygmalion – sức mạnh của sự kỳ vọng của cấp trên đối với nhân viên (hay thầy giáo đối với học sinh) và
(2) hiệu ứng Galatea – sức mạnh của sự tự kỳ vọng (của nhân viên/học sinh vào bản thân mình).
Người ta cho rằng hiệu ứng Galatea (năng lực của sự tự kỳ vọng) này còn thậm chí còn quan trọng hơn cả hiệu ứng Pygmalion. Do đó, người sếp giỏi phải là người biết truyền cho nhân viên niềm tin và sự kỳ vọng vào bản thân mình.
Sau bài viết này, bạn sẽ ứng dụng hiệu ứng Pygmalion trong quản lý nhân sự chứ?
Về chúng tôi
Công ty Cổ phần Cung Ứng Nhân lực Toàn Cầu NIC là nhà cung cấp dịch vụ nhân sự chuyên nghiệp với trên 20 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ về Giải pháp Nhân sự tại Việt Nam.
Các dịch vụ nhân sự do NIC Global cung cấp được nhiều đối tác lớn tin tưởng lựa chọn bởi quy trình chuyên nghiệp, chính xác, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Dịch vụ của chúng tôi đã góp phần cắt giảm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Do vậy, sử dụng dịch vụ nhân sự luôn là một lựa chọn thông minh, một xu hướng tất yếu các doanh nghiệp Việt Nam cần sử dụng để tập trung nguồn lực phát triển theo kịp hội nhập quốc tế.