Hiệu ứng Zeigarnik là tên gọi được lấy từ tên của nhà tâm lý học người Nga – Bluma Zeigarnik. Gần 60 năm sau, Kenneth McGraw và các cộng sự dựa trên nền tảng hiệu ứng này cũng đã tiến hành thử nghiệm.
Tất cả những ví dụ trên đều có điểm chung ở chỗ, khi mọi người bắt đầu làm việc gì, họ sẽ có khuynh hướng hoàn thành nó. Sự trì hoãn là tồi tệ nhất khi chúng ta đương đầu với một nhiệm vụ lớn mà chúng ta đang cố gắng để tránh bắt đầu. Có thể vì chúng ta không biết bắt đầu như thế nào hoặc thậm chí là bắt đầu từ đâu.
Hiệu ứng Zeigarnik dạy chúng ta rằng, một vũ khí để đánh bại sự trì hoãn là hãy bắt đầu ở đâu đó… Ở bất kỳ đâu.
Đừng bắt đầu với cái khó nhất, hãy thử điều gì đó dễ dàng trước tiên. Nếu bạn có thể bắt đầu với bất kỳ phần nào của một dự án thì sau đó những phần còn lại sẽ có xu hướng đi theo sau. Một khi bạn đã thực hiện sự khởi đầu, dù là không quan trọng, thì sẽ có điều gì đó khiến bạn làm đến cùng.
Dù kỹ thuật này khá đơn giản thì chúng ta vẫn thường quên nó vì chúng ta chỉ nghĩ đến những phần khó nhất của những dự án của chúng ta. Cảm giác đoán trước có thể là một nhân tố lớn đóng góp vào sự trì hoãn.
Hiệu ứng Zeigarnik có một ngoại lệ quan trọng. Nó không hiệu quả lắm khi chúng ta không đặc biệt bị thúc đẩy để đạt được mục tiêu của chúng ta hoặc không mong đợi thực hiện tốt. Điều này đúng với những mục tiêu chung chung: khi chúng không lôi cuốn hoặc không khả thi thì chúng ta không bận tâm với chúng.
Nhưng nếu chúng ta đánh giá cao mục tiêu và nghĩ rằng nó khả thi, chỉ thực hiện một bước đầu tiên có thể là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
Thúy Hằng_Tổng hợp