Mâu thuẫn là từ mà lãnh đạo không muốn nghe, là hiện tượng mà lãnh đạo không muốn chứng kiến, nhưng trong doanh nghiệp luôn xuất hiện, tồn tại những kiểu mâu thuẫn khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều quản lí không biết nên đối phó, hóa giải, lợi dụng mâu thuẫn này như thế nào và họ cảm thấy lúng túng, không có biện pháp giải quyết với những mâu thuẫn đột nhiên xảy ra như vậy.Mặc dù có tồn tại mâu thuẫn nhưng lại đồng thời tạo ra sức mạnh tích cực, thúc đẩy công ty phát triển, trở thành mâu thuẫn có ích cho doanh nghiệp. Nếu bạn là một nhà quản lý, hãy nhớ 06 điều này:

 

Thứ nhất, chỉ xử lí mâu thuẫn quan trọng. Người quản lí không nên xử lí hết mâu thuẫn, cách làm này thể hiện sự khoan dung, độ lượng của người lãnh đạo. Thông thường, những mâu thuẫn mà lãnh đạo cần xử lí chỉ chiếm khoảng 20%.

Thứ hai, duy trì mâu thuẫn vừa phải. Nói một cách tổng quan, người quản lí cần duy trì mâu thuẫn ở mức độ vừa phải, tức là người quản lí cần dùng trực giác của mình để khống chế, điều chỉnh mâu thuẫn không trở nên quá gay gắt.

Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc xử lí công bằng. Người quản lí muốn giải quyết thành công mâu thuẫn giữa các nhân viên cần căn cứ vào sự thật, vào chính sách công ty, vào sự công bằng, hợp lí hợp tình, như vậy mới khiến hai bên tín phục.

Thứ tư, nhìn nhận đúng đắn vấn đề, không chủ quan phiến diện, chưa điều tra cụ thể thì chưa phát ngôn. Người quản lí muốn giải quyết thành công mâu thuẫn giữa các nhân viên thì đầu tiên cần điều tra tình hình cụ thể. Trong quá trình điều tra, không “cưỡi ngựa xem hoa”, không qua loa, mà phải nghe và phân tích tình hình của hai bên, nghe những nhận xét khách quan của mọi người.

Thứ năm, dùng các biện pháp cưỡng chế để giảm mâu thuẫn. Đối với những mâu thuẫn kéo dài, gây tổn thất lớn đến công việc của hai bên, người quản lí cần dùng biện pháp cưỡng chế và quy định để hóa giải mâu thuẫn trong thời hạn nhất định.

Thứ sáu, khi giải quyết mâu thuẫn tránh để bị tình cảm cá nhân chi phối. Mâu thuẫn là sự đối lập về nhu cầu, lợi ích của nhân viên, người quản lí muốn giải quyết mâu thuẫn thì không nên để tình cảm cá nhân xen vào. Chỉ có như vậy mâu thuẫn mới được giải quyết hợp lí.

Sưu tầm

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Luật việc làm 2025
    Luật Việc Làm 2025: Những Điểm Mới Doanh Nghiệp và NLĐ Cần Biết

    Luật Việc Làm 2025: Những Điểm Mới Doanh Nghiệp và Người Lao Động Cần Biết Từ 01/01/2026 14/07/2025 Từ ngày 01/01/2026, Luật Việc làm số 74/2025/QH15 chính thức có hiệu lực, thay thế Luật Việc làm năm 2013. Đây là lần sửa đổi toàn diện nhằm hiện đại hóa chính sách lao động – việc […]

    Luật doanh nghiệp 2025
    Từ 1/7/2025, Doanh Nghiệp Phải Làm Gì Để Tuân Thủ Luật Mới?

    Từ 1/7/2025, Doanh Nghiệp Phải Làm Gì Để Tuân Thủ Luật Mới? 10/07/2025 Trong bối cảnh pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện để đảm bảo minh bạch và công bằng trong môi trường kinh doanh, việc cập nhật và tuân thủ các quy định mới là điều bắt buộc đối với mọi doanh […]

    khảo sát nhân viên
    Khảo sát nhân viên: Công cụ chiến lược trong quản trị nhân sự

    Khảo Sát Nhân Viên:Công Cụ Chiến Lược Trong Quản Trị Nhân Sự Hiện Đại 03/07/2025 Trong một kỷ nguyên mà nhân sự là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp, việc lắng nghe tiếng nói người lao động không còn là lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự