Theo báo cáo mới nhất của của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 03 tháng 3 năm 2016. Tính đến thời điểm ngày 22/02/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã giải ngân được 1,5 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2015. Hứa hẹn năm 2016, Việt Nam sẽ tiếp tục có một năm thành công trong thu hút FDI

Tình hình xuất, nhập khẩu

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 2 tháng đầu năm 2016 đạt 16,539 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 69,8% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 2 tháng đầu năm đạt 16,289 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ 2015.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tính trong 2 tháng đầu năm 2016 đạt 13,577 tỷ USD, bằng 92,3% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 59,5% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2016, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 2,962 tỷ USD.

BÁO CÁO NHANH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
(Số liệu tính từ ngày 1/1 đến ngày 20 tháng báo cáo)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 02/2016

Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 2 năm 2016 cả nước có 291 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 1,905 tỷ USD, tăng 167,5% so với cùng kỳ năm 2015. Đến 20 tháng 02 năm 2016, có 137 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 898 triệu USD, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2015.

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,803 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo địa bàn đầu tư

Trong 2 tháng đầu năm 2016 nhà đầu
tư nước ngoài đã đầu tư vào 36 tỉnh thành phố, trong đó Đồng Nai là địa
phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 14 dự án cấp mới và 25 dự án
điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 494
triệu USD, chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ 2 với tổng vốn
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 287,6 triệu USD, chiếm 10,2%. Bắc Ninh
đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 252,3 triệu USD
chiếm 9% tổng vốn đầu tư.
Nếu xét đến các dự án còn hiệu lực đến thời
điểm ngày 20/2/2016, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang dẫn đầu với 5980 dự
án có hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 42,553 triệu USD. Xếp ngay
sau là Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư đăng ký 27,916 triệu USD
đến từ 325 dự án còn hiệu lực.

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 02/2016

Theo lĩnh vực đầu tư

Trong 2 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 142 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 1,99 tỷ USD, chiếm đến 71,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 2 tháng đầu năm. Với 1 dự án lớn tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD, lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí đứng thứ hai, chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải với 3 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 161 triệu USD, chiếm 5,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư

Tháng 2 tháng đầu năm 2016 có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 468,9 triệu USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 384 triệu USD, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 285,5 triệu USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư. Tính đến thời điểm ngày 20/2/2016, tổng số các dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực ở Việt Nam là 20,391 dự án đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, dẫn đầu về số dự án đầu tư cũng như tổng vốn đầu tư đăng ký là Hàn Quốc với 5.058 dự án và 45.394 triệu USD. Xếp vị trí thứ 2 là Nhật Bản với số tổng số dự án đầu tư trực tiếp là 2.965 dự án, tổng vốn đầu tư 38.861 triệu USD.

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 02/2016

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực các Hiệp định thương mại tự do, kinh tế vĩ mô ổn định là những tiền đề thu hút mạnh mẽ vốn FDI trong năm 2016.

Xuân Linh

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Quản Lý Nhân Sự: Cân Bằng Kinh Doanh Và Sức Khỏe Nhân Viên

    Nhà Quản Lý Hiện Đại: Cân Bằng Giữa Linh Hoạt Kinh Doanh Và Sức Khỏe Nhân Viên 16/9/2024 Vai trò của các Nhà Quản Lý Nhân Sự đã thay đổi đáng kể qua các thập kỷ. Vào cuối những năm 1980, trọng tâm chính là điều chỉnh các chỉ đạo về Nhân sự với chiến […]

    đổi mới công nghệ
    Đổi Mới Công Nghệ: Gắn Kết Với Trải Nghiệm Con Người

    Đổi Mới Công Nghệ: Gắn Kết Với Trải Nghiệm Con Người Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, dường như mọi ngành công nghiệp đều được dẫn dắt bởi những tiến bộ công nghệ. Từ y tế đến giáo dục, đổi mới không chỉ là xu hướng, mà còn là động lực cho […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự