Nếu bạn đang chịu trách nhiệm quản lý một nhóm nhân viên lớn tuổi hơn mình. Làm sao để quản lý họ một cách hiệu quả? Trong thế giới công sở, nơi luôn đánh giá cao năng lực và hiệu quả công việc, tuổi tác không phải là vấn đề quá quan trọng. Nhưng bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần trước những nhận xét ác ý, những lời nói xấu, bàn tán, sự đố kỵ và ghen ghét. Một số chiến thuật giúp bạn vượt qua những định kiến ban đầu:


Một số chiến thuật giúp bạn vượt qua những định kiến ban đầu

1. Tỏ ra tự tin nhưng luôn tôn trọng nhân viên của mình

Không phải ngẫu nhiên mà bạn được giữ vị trí lãnh đạo nhóm. Bạn là người trẻ tài giỏi, có học vấn và năng lực. Điều đó đã được chứng minh bằng những thành tích trong công việc bạn đạt được trước đó. Nếu bạn không ngẩng cao đầu với tư thế của một người xứng đáng ở vị trí này, nhân viên của bạn sẽ cho rằng bạn là người yếu kém và non nớt.

Ngược lại, bạn cũng đừng cư xử như một người biết hết mọi thứ chỉ bởi vì bạn là cấp trên. Hãy luôn thể hiện sự tôn trọng với những năm kinh nghiệm của cấp dưới và lắng nghe những lời khuyên của họ.

 2. Không vòng vo khi nhắc đến những yêu cầu công việc

Nếu ngay từ khi bắt đầu, các nhân viên lớn tuổi hơn của bạn biết những gì họ cần làm, và thước đo đánh giá họ trong từng việc, bạn sẽ tránh được những hiểu lầm không đáng có về sau. Hãy nghiêm túc đưa ra những yêu cầu trong công việc, cách thức tối ưu để thực hiện công việc, động viên họ tự tin thể hiện bản thân, trao đổi thẳng thắn và cởi mở nếu xảy ra mâu thuẫn.

3. Lắng nghe và cho nhân viên khoảng không gian tự do trong công việc

Hãy quan tâm trọn vẹn đến các nhân viên lớn tuổi của bạn (ví dụ, đừng nhắn tin khi họ đang nói chuyện với bạn) và cố gắng hiểu quan điểm cũng như suy nghĩ của họ. Bạn có thể đưa ra các yêu cầu nhưng hãy ý thức rõ ràng về nhu cầu tự do của họ. Những nhân viên này đã làm công việc của mình trong nhiều năm và họ có thể bị xúc phạm khi một cấp trên trẻ tuổi hơn tham gia vào từng bước trong cả quá trình

4. Tổ chức các buổi tập huấn và hướng dẫn

Bạn cần ý thức rằng những nhân viên lớn tuổi hơn vẫn có thể làm mọi việc như những người trẻ tuổi. Hãy đảm bảo rằng họ có thể theo kịp với những công nghệ mới nhất, đặc biệt là các phần mềm thiết kế giúp công việc của họ dễ dàng hơn. 

Nếu trong nhóm của bạn có cả những nhân viên trẻ, bạn nên tổ chức một buổi trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để những người trẻ có thể giúp các nhân viên lớn tuổi hơn làm quen và thích nghi với công nghệ. Ngược lại, những người lớn tuổi có thể hỗ trợ các đồng nghiệp trẻ hòa nhập hơn với công ty và thế giới kinh doanh nói chung, đồng thời trao đổi những kinh nghiệm quý báu của họ trong công việc.

5. Quản lý hiệu quả các cuộc họp nhóm

Tổ chức hiệu quả những buổi họp nhóm là nhiệm vụ giúp phân biệt những nhà quản lý giỏi với những người còn lại. Bạn cần nhận thức rằng các cuộc họp nhóm phục vụ nhiều mục đích, trong đó có việc đặt ra mục tiêu, trao đổi các thông tin mới, định hướng công việc theo nhóm, phân chia nhiệm vụ, thúc đẩy nhân viên và là một “diễn đàn” để giải quyết các vấn đề.

Nếu bạn không bao giờ tập hợp các thành viên trong nhóm lại, họ sẽ cảm thấy bị tách biệt, không có sự kết dính và đồng thuận giữa các cá nhân. Mọi người sẽ không có đầy đủ thông tin, không nắm được tình hình chung của nhóm, do đó các vấn đề còn tồn đọng sẽ không được giải quyết triệt để. Để quản lý hiệu quả các buổi họp, bạn cần chú ý để tránh mắc sai lầm.

Những điều nên làm:

– Để nhân viên có tiếng nói trong việc quyết định nội dung cuộc họp.

– Công bố trước nội dung cuộc họp, lên danh sách những nội dung chi tiết cần thảo luận.

– Giữ cho cuộc thảo luận cởi mở và tích cực.

– Tăng cường trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm, đề nghị họ đưa ra ý kiến về những vấn đề quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.

– Duy trì một cái nhìn bao quát và bình tĩnh dẫn dắt nhóm hướng tới sự đồng thuận hoặc giải pháp chung khi vấn đề phát sinh.

– Cân nhắc về sức ép thời gian với nhóm và giữ cuộc họp ngắn gọn dưới một tiếng đồng hồ, tránh mất thời gian và gây mệt mỏi cho các thành viên.

Những điều không nên:

-Tổ chức các cuộc họp quá thường xuyên (tối đa chỉ nên một lần một tuần).

– Cho phép các nhân viên ngắt lời nhau hoặc độc quyền kiểm soát cuộc họp với quan điểm riêng của họ.

– Để cuộc họp đi lạc chủ đề quá lâu.

Thúy Hằng_Tổng Hợp

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?
    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành CôngTrong Mọi Ngành Nghề? 13/12/2024 Trong thời đại số hóa, câu nói “Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21” không còn xa lạ. Nhưng điều đặc biệt là dữ liệu không chỉ dành cho những ngành nghề truyền thống như tài […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự