Trưởng Phòng Hành Chính Nhân Sự
NIC’s Client
Mô tả công việc:
1.Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự:
– Căn cứ trên nhu cầu phát triển của Công ty để hoạch định chiến lực nhân sự và xây dựng định biên nhân sự cho phù hợp.
– Kết hợp với các Trưởng bộ phận tiến hành xây dựng lại chức năng nhiệm vụ/ mô tả công việc của các vị trí công việc/ phòng ban.
– Kế hợp với các Trưởng bộ phận xây dựng lại tiêu chí, quy trình đánh giá KPI.
– Thiết lập KPIs, theo dõi, đánh giá năng lực nhân viên định kì hàng tháng hoặc hàng quý.
– Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng.
– Tiến hành tuyển dụng nhân sự phù hợp theo nhu cầu phát triển của công ty và các phòng ban năm/ Quý/tháng/tuần …
– Xây dựng quy chế lương thưởng, phúc lợi và các biện pháp khuyến khích – kích thích người lao động làm việc.
– Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.
– Lập ngân sách nhân sự.
– Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho CNV
– Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty.
2. Quản trị hành chính nhân sự:
– Tổ chức và thực hiện công tác hành chánh theo chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
– Xây dựng lại nội quy lao động, hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và giám sát việc chấp hành các nội qui đó.
– Đưa ra giải pháp và duy trì việc thực hiện nội quy, quy định của Công ty
– Tổ chức và điều hành các hoạt động hành chánh có liên quan: quản lý đội xe, y tế, tổ chức lưu trữ tài liệu, hỗ trợ công tác tổ chức các buổi lễ, hội thảo của công ty
– Quản lý mảng CNTT nhằm đảm bảo cung cấp và hỗ trợ dịch vụ về CNTT cho người sử dụng
– Xây dựng các quy định, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tài sản, trang thiết bị của công ty.
– Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an tinh trật tư, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
– Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng SĐTC/ cơ cấu tổ chức của công ty – các bộ phận và tổ chức thực hiện.
– Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty.
– Xây dựng các chính sách, quy định và quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự: Chế độ học việc, thử việc, hợp đồng lao động, lương, thưởng, phép năm…chế độ nhân sự tại cty (quyết định nhân sự, HĐLĐ, chấm công tính lương, nghỉ phép, công tác ngoài, đăng ký mã số thuế TNCN và giảm trừ gia cảnh, tài khoản ATM, tham gia và thực hiện các chế độ BHXH-BHYT-BHTN-CĐ, báo cáo tăng giảm lao động, chấm dứt HĐLĐ và bàn giao, thực hiện các chế độ theo quy định của công ty, Thông tin CBNV…);
– Xây dựng quy trình xử lý xung đột nội bộ, xử lý sai phạm/ kỷ luật đối với CBCNV, giải quyết tranh chấp lao động.
– Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa Ban lãnh đạo và Người lao động trong Công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự… Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chánh.
3. Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp:
– Tư vấn, tham mưu cho BLĐ công ty xây dựng văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.
– Xây dựng hoạt động gắn kết các thành viên công ty
– Kết hợp xây dựng chương trình vì cộng đồng của công ty
– Xây dựng văn hóa làm việc và học tập của công ty
4. Quản trị nhân viên và quản trị nhân tài
– Kết hợp với các trưởng phòng ban khác xây dựng tiêu chí đánh giá nhân sự phù hợp
– Xây dựng chế độ lương, thưởng phù hợp
– Xây dựng quy trình đào tạo nhân sự hội nhập, đào tạo bên trong, đào tạo bên ngoài …
– Xây dựng chính sách lưu giữ và thu hút nhân tài
– Xây dựng lộ trình phát triển nhân viên …
Quyền hạn:
– Quản lý, sử dụng tài sản, nhân sự và các nguồn lực khác do Công ty giao để thực hiện nhiệm vụ;
– Kiến nghị với chủ tịch/Giám đốc Công ty các biện pháp xử lý đối với các đơn vị vi phạm các quy định của Công ty về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Phòng;
– Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
– Đề xuất việc đào tạo và tham gia vào quá trình đào tạo đội ngũ nhân sự làm công tác tổ chức, quản trị nhân sự;
– Tham dự các hội nghị, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các quy chế, quy định của Công ty có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Phòng;
– Tham gia vào quá trình đánh giá chất lượng nội bộ và quá trình xem xét của Lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng do Công ty áp dụng.
– Được tham dự hội nghị chuyên đề của Công ty; được uỷ quyền làm việc với Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc để hướng dẫn, đôn đốc và nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trong phạm vi nghiệp vụ công tác được phân công.
Quan hệ:
1.Trong công ty:
– Quan hệ- cấp trên: Chịu sự quản lý, chỉ đạo công việc và báo cáo kết quả công việc trực tiếp cho chủ tịch/ giám đốc công ty.
– Quan hệ- hàng ngang: Phối hợp với các phòng ban trong công ty: Hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ không gây bè phái ảnh hưởng đến công ty.
– Quan hệ- cấp dưới: Tất cả nhân viên thuộc phòng HCNS- Quản lý: Quan tâm, tận tình đào tạo và giúp đỡ phát triển nhân viên
2.Ngoài công ty:
– UBND tỉnh/ ban quản lý các khu CN, các cơ quan ban ngành liên quan đến quản lý lao động, hành chính.
– Các nhà cung cấp, nhà thầu phụ…