Lương hưu vốn là một trong những vấn đề mà người lao động thắc mắc, không chỉ với người lao động về hưu và tất cả người lao động đều quan tâm đến chế độ của mình được hưởng sau nhiều năm tham gia vào thị trường lao động và thực hiện các nghĩa vụ bảo hiểm. Vậy trong năm 2023 này, quy định và cách tính lương hưu sẽ có gì thay đổi & cập nhật? Cùng NIC Global khám phá ngay qua nội dung dưới đây nhé!

1. Tuổi nghỉ hưu theo quy định qua các năm

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020 NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường qua các năm, cụ thể:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

2029

58 tuổi

2030

58 tuổi 4 tháng

2031

58 tuổi 8 tháng

2032

59 tuổi

2033

59 tuổi 4 tháng

2034

59 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

 

Ngoài ra, Khoản 5 của Nghị định cũng quy định về trường hợp người lao động làm việc trong môi trường công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sẽ được nghỉ hưu sớm hơn nhưng không quá 05 năm, cụ thể

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2021

55 tuổi 3 tháng

2021

50 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 6 tháng

2022

50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng

2023

51 tuổi

2024

56 tuổi

2024

51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng

2025

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

2028

52 tuổi 8 tháng

2029

53 tuổi

2030

53 tuổi 4 tháng

2031

53 tuổi 8 tháng

2032

54 tuổi

2033

54 tuổi 4 tháng

2034

54 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

55 tuổi

2. Mức hưởng lương hưu hàng tháng xác định như thế nào

Theo đó, Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng lương hưu được xác định cụ thể:

Với lao động nam

  • Lao động nam đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (Người lao động nghỉ hưu năm 2022, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%)
  • Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
  • Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng có thể lên mức tối đa là 75% (tương đương với 30 năm)

Với lao động nữ:

  • Lao động nữ đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.
  • Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
  • Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa là 75%.

Trong trường hợp người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định tai Điều 5 Nghị định 135/2020 thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được tính như bảng 2 ở trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Ví dụ: Lao động là nam đủ điều kiện về hưu năm 2023 và đã đóng đủ 25 năm BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu bằng 45% + (25-20) x 2% = 55% tiền lương tháng đóng BHXH. Lao động nữ đủ điều kiện về hưu năm 2022, đóng đủ 25 năm BHXH sẽ nhận được lương hưu với tỷ lệ 45% + (25-15) x 2% = 65% tiền lương tháng đóng BHXH

Như vậy, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu năm 2022 sẽ nhận được lương hưu với tỉ lệ 75% tiền lương tháng đóng BHXH, đây là tỉ lệ tối đa. Còn lao động nữ, đóng đủ 30 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu từ năm 2022 sẽ nhận được lương hưu tối đa.
Mức hưởng lương hưu hàng tháng xác định như thế nào
Mức hưởng lương hưu hàng tháng xác định như thế nào

3. Cách tính mức lương hưu 2022 (đóng BHXH bắt buộc)

Căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại:

  • Điều 62 & Điều 64 Luật BHXH 2014.

  • Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015.

  • Khoản 19 và 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH

  • Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH .

Cách tính mức lương hưu hàng tháng (đóng BHXH bắt buộc):

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng (tối đa 75%)

X

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Công thức tính lương hưu cụ thể
Công thức tính lương hưu cụ thể

4. Cách tính lương hưu hàng tháng (đóng BHXH tự nguyện)

Trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện thì mức đóng cũng như số năm đóng tương tự như người lao động tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên người tham gia BHXH tự nguyện sẽ có một vài hạn chế về quyền lợi hơn, cụ thể:

BHXH bắt buộc được hưởng các chế độ:

  • Ốm đau;
  • Thai sản;
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN);
  • Hưu trí;
  • Tử tuất.
BHXH tự nguyện được hưởng các chế độ:

  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

 

Cách tính mức lương hưu hàng tháng (đóng BHXH tự nguyện):

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng (Tối đa 75%)

X

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

 

Tương tự, lao động nam đóng đủ 35 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu năm 2022 sẽ nhận được lương hưu với tỉ lệ tối đa là 75% tiền lương tháng đóng BHXH tự nguyện. Còn lao động nữ, đóng đủ 30 năm BHXH, đủ điều kiện về hưu từ năm 2022 sẽ nhận được lương hưu tối đa 75% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Lưu ý: Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (chi tiết tại Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP).

Xem thêm: Gộp Số BHXH Cho Người Có Từ 2 Sổ Trở Lên Như Thế Nào?

5. Một vài ví dụ cụ thể

VD1: Ông A làm quản lý sản xuất của một nhà máy nọ, năm 2022 ông A đến tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông X có 28 năm đóng BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 20 năm đóng BHXH = 45%; 8 năm đóng BHXH còn lại = 8 x 2% = 16%.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông A sẽ bằng 61% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

VD2: Ông B là công nhân làm việc tại xưởng sơn (công việc độc hại). Năm 2022, ông X nghỉ hưu khi 62 tuổi và có đủ 15 làm công việc này với 32 năm đóng BHXH.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông được tính: 15 năm đóng BHXH = 45%; 17 năm đóng BHXH còn lại = 17 x 2% = 34%.

Tổng tỷ lệ hưởng lương lưu theo số năm đóng BHXH của ông B là 78%, tuy nhiên theo quy định, tỷ lệ này tối đa chỉ 75%. Vì vậy, hàng tháng, ông Z sẽ nhận được lương hưu bằng 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH.

VD3: Bà C 55 tuổi và có 25 năm đóng BHXH tự nguyện, đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định. Mức bình quân tiền lương tháng mà bà đóng BHXH (tự nguyện) là 5.200.000 đồng/tháng.

Vậy lương hưu bà Ngọc nhận được nếu nghỉ hưu vào năm 2022 được tính như sau: 15 năm đóng BHXH = 45%; 10 năm còn lại = 10 x 2% = 20%. Tổng là 45% + 20% = 65%.

Với cách tính này, lương hưu bà C nhận được sẽ bằng 65% x 5.200.000 đồng/tháng = 3.380.000 đồng/tháng.

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?
    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành CôngTrong Mọi Ngành Nghề? 13/12/2024 Trong thời đại số hóa, câu nói “Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21” không còn xa lạ. Nhưng điều đặc biệt là dữ liệu không chỉ dành cho những ngành nghề truyền thống như tài […]

    dịch vụ quản lý tiền lương
    5 Bước để triển khai thành công Dịch vụ quản lý tiền lương

    5 Bước để triển khai thành công Dịch vụ quản lý tiền lương 04/12/2024 Quản lý tiền lương không chỉ là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần mà còn là yếu tố quyết định đến sự hài lòng của nhân viên và sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tự […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự