Trong thực tế, theo Sarah Berry, không phải là những vấn đề to tát làm hỏng các bản CV mà nguyên nhân lại nằm ở những lỗi nhỏ nhặt, dễ bỏ qua nhất. Hãy cùng tìm hiểu các lỗi thường thấy ở các bản CV, Sarah Berry sẽ chỉ ra cho bạn “những cạm bẫy” chung nhất mà các ứng viên thường mắc phải:
1. Không đưa ra thông tin phù hợp:
10 năm trước đây, người ta có thể chấp nhận việc có một kiểu chuẩn cho tất cả các CV, nhưng đối với thị trường công việc ngày càng nhiều cạnh tranh như hiện nay, cái cần thiết là một bộ “y phục” phù hợp. CV giúp bạn cập nhật và thể hiện nổi bật phương cách bạn có thể giúp ích cho một công ty cụ thể. Một bản CV chung chung sẽ nói: Tôi cần một công việc, hãy giúp tôi. Một bản CV tốt cộng với thư xin việc sẽ hướng đến nội dung: Tôi yêu công ty bạn, bạn đang có một vấn đề cần giải quyết và tôi là người tốt nhất làm nhiệm vụ này. Hãy dành thời gian và cố gắng để thể hiện khả năng phù hợp với công viêc. Hãy dồn sự tập trung vào công ty chứ không phải vào nhu cầu của bạn, chỉ bằng cách đó thông điệp của bạn mới “lọt tai” nhà tuyển tuyển dụng.
2.Không trả lời câu hỏi thông báo tuyển dụng đặt ra:
Bạn thường bỏ qua câu hỏi bởi vì bạn đang vội vã hoặc là bạn tìm cách trốn tránh làm việc đó. Đừng chờ đợi đến cuộc phỏng vấn mới thể hiện rằng bạn tốt, bạn giỏi thế nào. Hãy đọc toàn bộ thông báo tuyển dụng và ghi lại những yêu cầu cụ thể của họ. Công ty đang cần những phẩm chất cá nhân nào; kỹ năng nào được coi là trọng yếu nhất; vai trò của kinh nghiệm thực tế. Bạn cần phải hiểu chính xác các yêu cầu của nhà tuyển dụng chứ không phải của bạn. CV cần trả lời được những câu hỏi cụ thể: như thế nào, cái gì, ở đâu và khi nào. Rông dài quá mức: CV của bạn dài bao nhiêu? Độ dài lý tưởng là từ 2 đến 3 trang và 1 trang đối với thư xin việc. Nếu bạn chỉ mới vừa rời cổng trường đại học, bạn sẽ có ít thứ để nói, nếu không thì cũng đừng nhồi nhét quá dài vào CV. Một trang với những thông tin cần thiết mang giá trị chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc viết rông dài những thứ chẳng liên quan, dễ khiến nhà tuyển dụng mạnh tay “ném” sang một bên.Bỏ qua câu hỏi của nhà tuyển dụng
3. Đặt thông tin vào những trật tự sai:
Phần giới thiệu là một trong những phần quan trọng nhất của CV. Tuy nhiên, nhiều nhà “săn việc” lại giấu những thông tin cá nhân ở cuối CV còn nhiều người khác lại bỏ qua các chi tiết như tuổi, tình hình gia đình và thông tin liên hệ. “Rao bán chính mình” là mục tiêu sống còn trong thuật viết CV nhưng phần lớn các ứng viên lại “bỏ bom” người đọc các loại bằng cấp, quá trình học tập và làm viêc. Ứng viên đã quên đề cập đến mặt hàng mà họ đang mang đi bán. Có thể khẳng định rằng, quan trọng nhất trong CV là phần viết về khả năng – thứ mà bạn đem ra bán. Bạn cần xác định rõ mức độ chuyên nghiệp và khả năng của bạn. Hãy thuyết phục và đảm bảo cho người đọc thấy rằng đầu tư vào những kỹ năng của bạn là sự lựa chọn tốt nhất.
4. Trình bày dàn trải quá trình học tập:
Quá trình học tập của bạn kéo dài bao lâu? Bạn tìm cách liệt kê tất cả những kiến thức và thành tích học hành. Điều này đôi khi khiến nhà tuyển dụng nghi ngại mức độ chuyên nghiệp của bạn. Hãy nhớ rằng những phẩm chất chỉ trở nên quan trọng khi nó thuyết phục được người đọc mức độ phù hợp của bạn và các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những người có nhận thức về “chào hàng”. Vì vậy, hãy tập trung vào những chi tiết thực tế, cố gắng thể hiện kỹ năng “chào hàng” bằng việc nhấn mạnh khả năng và kinh nghiệm phù hợp. Đừng dùng bằng cấp giáo dục trung học “làm phiền” nhà tuyển dụng, chỉ trong trường hợp đó là chứng nhận giáo dục cao nhất của bạn hay bạn lần đầu tìm kiếm việc làm. Trọng tâm phải được đặt vào thành tích nổi bật chứ không phải vào ngày tháng.
Trình bày dàn trải quá trình học tập
5. Quá nhiều chi tiết về sở thích:
Sở thích không cần thiết phải đưa vào trong CV. Tại sao nhà tuyển dụng lại phải quan tâm đến kỹ năng sút bóng của bạn? Hãy đưa phần sở thích ra khỏi CV nhưng chắc chắn rằng CV vẫn có một cá tính riêng. Bạn có thể nêu những đặc điểm thể hiện được thế mạnh cá nhân, khả năng hòa nhập của mình. Điều này sẽ làm cho thông điệp của bạn trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn. Không gửi kèm thư xin việc. Đưa ra yêu cầu mong muốn không phải là điều dễ dàng, nhất là khi công việc hiện tại của bạn không có nhiều ổn định, sức nặng lúc này càng dồn vào nhu cầu tìm một công việc mới. Hãy gói gém CV bằng một lá thư xin việc hiệu quả. Thể hiện mong muốn tìm việc bằng cách làm nổi bật những kỹ năng và mức độ chuyên nghiệp. Dành 75% bức thư nói về nhà tuyển dụng chứ không phải về bạn.
Cuối cùng, hãy xem xét lại thật cẩn thận bản CV. Liệu nó đã đủ tốt, đủ tích cực và quả quyết? Nó sẽ đánh bại đối thủ cạnh tranh hay bị đối thủ vượt mặt? Nếu chắc chắn rằng, CV xác định rõ ràng thế mạnh, giá trị và mức độ chuyên nghiệp của bạn, bạn sẽ sớm có được cuộc phỏng vấn và cơ hội cho một công việc tốt.
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mới cho bản thân, đừng quên ghé qua đây nha, hơn 10.000+ vị trí đang cần tuyển liên tục. Hoặc Gửi CV của bạn cho NIC để được tư vấn công việc phù hợp với bản thân nhé
Dịch Vụ Tính Lương – Giải Pháp Chiến Lược Cho Doanh Nghiệp 2025 16/04/2025 Bối Cảnh Lao Động Việt Nam Năm 2025: Thách Thức Và Cơ Hội Năm 2025 chứng kiến nhiều biến chuyển đáng chú ý trong thị trường lao động Việt Nam. Từ việc hàng loạt doanh nghiệp tái cấu trúc, tinh gọn […]
Khủng Hoảng Việc Làm 2025: Lời Khuyên Dành Cho Người Lao Động 14/04/2025 Bối Cảnh Thị Trường Lao Động Việt Nam Năm 2025 Năm 2025 mở ra với nhiều biến động trên thị trường lao động Việt Nam, khủng hoảng việc làm. Bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau những […]
Khảo Sát Xu Hướng Tuyển Dụng Quý 2/2025 Tại Việt Nam 09/04/2025 Bước sang Quý 2/2025, bức tranh xu hướng tuyển dụng tại Việt Nam dần rõ những gam màu đối lập: doanh nghiệp thì mở rộng tuyển dụng sau giai đoạn tái cấu trúc, người lao động thì chuyển hướng tìm kiếm môi trường […]
Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt
Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự