“Nguyên nhân nào khiến bạn có quyết định chuyển việc?” đây là một trong những câu hỏi dường như rất dễ trả lời, nhưng hãy chú ý, nó là một trong số những “căn cứ” hàng đầu để đánh giá ứng viên phù hợp. Cần hết sức thận trọng và không nên đề cập đến những lý do nhạy cảm sau:

1. Mức Lương thấp và không phù hợp

Bất kể bạn mô tả về mức lương của mình như thế nào, cũng đừng nên trả lời một cách quá qua loa rằng chỉ vì lý do lương thấp và không phù hợp. Câu trả lời này đôi khi lại khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp về năng lực của bạn. Bởi nó thường kèm theo: “Có thể tại công ty đó mức độ đáp ứng về trình độ của bạn con hạn chế hay anh/chị ấy làm việc vì đồng tiền”. Nhà tuyển dụng không mong muốn có nhân viên chỉ biết đến bản thân mình, không có tinh thần trách nhiệm với  tâp thể  và công việc.

Yếu tố hàng đầu của nhảy việc nhân viên liên quan đến mức lương phù hợp.
 Yếu tố hàng đầu của nhảy việc nhân viên liên quan đến mức lương phù hợp.

 

2. Thiếu tính hòa đồng với tập thể.

Hiện nay, tinh thần làm việc nhóm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của nhiều công ty, bởi có đoàn kết trong tập thể nhân viên mới có thể tạo sức mạnh để chiếm lĩnh thành công. Tỏ ra né tránh, thích làm việc 1 mình hoặc lo lắng khi phải giao tiếp với đồng nghiệp, có cảm giác những mối quan hệ này quá phức tạp chỉ là những biểu hiện kém cỏi về năng lực xã giao, khả năng điều hòa các mối quan hệ của bạn mà thôi. Nếu trong cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng khó tính nhận ra điều này, chắc chắn bạn sẽ mất điểm hoàn toàn.

3. Chán ghét công việc hiện tại

Thường xuyên phải làm những công việc không đúng với chuyên môn của mình hoặc thấy bất mãn với việc công ty không công khai những mô tả công việc của người đồng cấp, là nguyên nhân khiến bạn nhảy việc thì quả thật không đáng.

Chán nản do phải làm những công việc không đúng với chuyên môn.

 

Những công được gọi là vun vặt giao xuống không chỉ đơn thuần là cấp trên muốn áp đặt vào một ai đó, mà chỉ là do bạn chưa thực sự lấy được lòng tin của sếp ở những việc quan trọng hơn. Đề cập đến nguyên nhân này chỉ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp về bạn.
Một số doanh nghiệp không công khai mô tả công việc hay mức lương của từng nhân viên nhằm tránh sự ganh tỵ hoặc làm nguyên nhân mâu thuẫn nội bộ. Nếu chỉ vì điều này mà bạn không hài lòng thì càng chứng tỏ bạn không hề tự tin vào chính năng lực cũng như khả năng cạnh tranh của mình. Tất nhiên, nhà tuyển dụng sẽ loại bạn khỏi danh sách những ứng viên tham gia phỏng vấn.

4. Cấp trên khó tính

Có thể nói rằng người “lắm tài thường nhiều tật”, sếp của bạn cũng không ngoại lệ. Lý do không thể làm việc dưới quyền của những con người chỉ là cái cớ che đậy khả năng thích ứng yếu kém, những kỹ năng ứng xử nghèo nàn của bạn mà thôi.

Ngoài ra việc nói xấu sếp cũ trong buổi phòng vấn là điều vô cùng tối kỵ  Vì nhà tuyển dụng cho rằng, trong tương lai khi cộng tác với bạn , chắc chắn bạn sẽ là nhân viên dưới quyền của họ, biết đâu ngày nào đó, người bị bạn nói xấu không ai khác mà chính là họ?.

Nhảy việc vì cấp trên khó tính và có nhiều “tật xấu”.

 

5. Áp lực công việc quá lớn

Lối sống công nghiệp hiện đại đòi hỏi bạn lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng làm việc. Công việc càng áp lực càng đỏi hỏi những người có năng lực chân chính và tình yêu nghề sâu sắc. Nếu tự khẳng định mình kém năng lực thích ứng vì áp lực công việc quá lớn chẳng khác nào bạn tự viết “giấy khai tử” cho chính lá đơn ứng tuyển của bạn.

Trong mỗi cuộc phỏng vấn ứng viên, chắc chắn nhà tuyển dụng đều cố gắng tìm hiểu lý do vì sao bạn muốn thay đổi môi trường làm việc cũ. Dù biết rằng chuyển việc là điều không mong muốn của tất cả mọi người và cũng có những lý do đủ lớn để quyết định ra đi, tuy nhiên, hãy luôn tạo những thiện cảm trong môi trường mới, thể hiện khả năng thích ứng và hòa đồng sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin cho bắt đầu cho con đường sự nghiệp ở phía trước.

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?
    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành CôngTrong Mọi Ngành Nghề? 13/12/2024 Trong thời đại số hóa, câu nói “Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21” không còn xa lạ. Nhưng điều đặc biệt là dữ liệu không chỉ dành cho những ngành nghề truyền thống như tài […]

    dịch vụ quản lý tiền lương
    5 Bước để triển khai thành công Dịch vụ quản lý tiền lương

    5 Bước để triển khai thành công Dịch vụ quản lý tiền lương 04/12/2024 Quản lý tiền lương không chỉ là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần mà còn là yếu tố quyết định đến sự hài lòng của nhân viên và sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tự […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự