Bảo hiểm xã hội là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong quan hệ lao động không chỉ giữa người lao động mà còn cả phía người sử dụng lao động. Với người lao động, hàng tháng mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ trừ vào lương của họ 1 phần là 8%, con số này với người sử dụng lao động là 17.5% lương trả cho người lao động (không hề nhỏ).

so sánh BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
so sánh BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Bên cạnh nghĩa vụ tham gia bắt buộc trong quan hệ lao động, nhiều người cũng quan tâm tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo 1 khoản thu nhập (lương hưu) sau này. Song, không phải ai cũng phân biệt và nắm rõ các nội dung quy định về 2 loại Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cùng NIC Global phân biệt 2 loại hình bảo hiểm này qua nội dung dưới đây nhé!

Tiêu chí so sánh

Bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH bắt buộc)

Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện)

BHXH bắt buộc là gì? BHXH tự nguyện là gì

Bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH bắt buộc) là loại BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động đều phải tham gia trong quan hệ lao động.Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện) là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng & phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Đây là loại hình BHXH nhằm hỗ trợ người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất của BHXH theo nhu cầu và mức đóng của bản thân.

Các chế độ BHXH

BHXH bắt buộc có các chế độ:

  • Ốm đau;
  • Thai sản;
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN);
  • Hưu trí;
  • Tử tuất.
BHXH tự nguyện có các chế độ:

  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

Đối tượng tham gia

  • Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
    • Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
    • Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
    • Cán bộ, công chức, viên chức;
    • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
    • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
    • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
    • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
    • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
    • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
  • Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
  • Người lao động giúp việc gia đình;
  • Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
  • Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Người nông dân, NLĐ tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
  • Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
  • Người tham gia khác.

Mức đóng BHXH

Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của Người lao động, cụ thể như sau:

1. Đối với Người lao động:

  • Hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Đối với Người sử dụng lao động (NSDLĐ):

  • NSDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động, cụ thể:
    • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
    • 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN  (trường hợp được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn thì mức đóng là 0,3%);
    • 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • NSDLĐ hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí như sau:
    • 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN  (trường hợp được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn thì mức đóng là 0,3%);
    • 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • NSDLĐ hằng tháng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:
    • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
    • 0,5% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN  (trường hợp được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn thì mức đóng là 0,3%);
Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do Người lao động lựa chọn:

  • Hàng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
  • Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH

Không đượ hỗ trợNgười tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

  • Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
  • Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
  • Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

Chế độ hưu trí

  • Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng lượng hưu khi có điều kiện theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014;
  • Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động thì được giải quyết về hưởng lương hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 55 Luật BHXH 2014.
  • Người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện về độ tuổi và thời gian tham gia BHXH theo quy định tại Điều 73 Luật BHXH 2014.
  • Không được giải quyết hưởng lương hưu trước tuổi.

Chế độ tử tuất

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi chết thì:

  • Người lo mai táng được trợ cấp mai táng theo quy định tại Điều 66 Luật BHXH 2014.
  • Thân nhân được trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 67, 68 Luật BHXH 2014 hoặc được trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 69, 70 Luật BHXH 2014 tùy trường hợp.
Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì:

  • Người lo mai táng được trợ cấp mai táng theo quy định tại Điều 80 Luật BHXH 2014.
  • Thân nhân được trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 81 Luật BHXH 2014.

Căn cứ pháp lý

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

– Nghị định 58/2020/NĐ-CP ban hành ngày 27/5/2020.

– Nghị định 134/2015/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/2015.

– Nghị định 143/2018/NĐ-CP ban hành  ngày 15/10/2018.

– Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 18/2/2016.

Xem thêm: Cách Tính Lương Hưu Đơn Giản [Cập Nhật 2023]

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?
    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành Công?

    Vì Sao Kỹ Năng Phân Tích Dữ Liệu Là Chìa Khóa Thành CôngTrong Mọi Ngành Nghề? 13/12/2024 Trong thời đại số hóa, câu nói “Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21” không còn xa lạ. Nhưng điều đặc biệt là dữ liệu không chỉ dành cho những ngành nghề truyền thống như tài […]

    dịch vụ quản lý tiền lương
    5 Bước để triển khai thành công Dịch vụ quản lý tiền lương

    5 Bước để triển khai thành công Dịch vụ quản lý tiền lương 04/12/2024 Quản lý tiền lương không chỉ là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần mà còn là yếu tố quyết định đến sự hài lòng của nhân viên và sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tự […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự