Chúng ta thường sẽ gặp 1 – 2 kiểu sếp khá “khó chịu” trong sự nghiệp. Hi vọng bạn không gặp phải tất cả 9 kiểu sếp này trong cuộc đời.

1.    Nhà quản lý vi mô

Chẳng nhân viên nào thích những ông sếp luôn săm soi công việc của mình. Những vị sếp quản lý theo kiểu vi mô liên tục kiểm tra bạn và sau khi chỉ ra một loạt lỗi, họ sẽ chỉ xem cách bạn phản ứng, thậm chí có thể điều chỉnh phản ứng của bạn. Chuyện sếp “soi” nhân viên ở từng chi tiết nhỏ nhặt trong công việc là một tình trạng khá phổ biến trong nhiều tổ chức hiện nay, nhưng các chuyên gia cho rằng điều đó thật ra có thể không ảnh hưởng nhiều đến thành tích làm việc của nhân viên.

“Nguyên nhân chính ở đây là sự lo lắng của bản thân sếp và mong muốn kiểm soát mọi tình hình đang diễn ra trong tổ chức chứ không phải là người nhân viên”, Jenny Chatman, giáo sư quản trị của Trường Kinh doanh Hass ở UC Berkeley (Hoa Kỳ), giải thích.
Chatman đang nghiên cứu và tư vấn các vấn đề thuộc về văn hóa tổ chức. Ông cho rằng nếu nhân viên phản ứng lại với những ông sếp quản lý vi mô thì điều đó sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp gì.


Sếp săm soi

Làm thế nào để ứng phó với các nhà quản lý kiểu vi mô: Hãy để sếp bạn biết kế hoạch của bạn cả tuần đấy là gì vào ngày đầu tuần. Kiểu sếp này thích biết những gì sẽ xảy ra và cách bạn sẽ làm việc. Hãy để sếp bạn cảm thấy cách bạn làm đúng và đề xuất những ý tưởng của bạn.

2.    “Bánh bèo”

Bạn làm việc đến “gãy lưng” và bạn không thể tìm nổi sếp ở đâu để báo cáo công việc. Ngoài việc sếp có ngoại hình tốt ra chắc trong đầu bạn đang đặt câu hỏi làm thế nào mà sếp ngồi được ở đây. Có thể do khả năng giao tiếp hoặc do may mắn? Tốt nhất là bạn đừng nghĩ quá nhiều về việc này, hãy tập trung vào công việc.


Sếp bánh bèo

Làm thế nào để ứng phó với” bánh bèo”: Ghi chú, ghi chú và ghi chú. Ghi chú thật nhiều và gửi email nhắc sếp mọi lúc có thể. Đừng quá lo lắng. Công việc khó khăn trước mắt sẽ được đền đáp xứng đáng trong tương lai

3.    “Yêu râu xanh”

Sếp quá thân thiện và thường có những lời nói đưa đẩy bóng gió, những hành động đụng chạm vô tình nhưng cố ý với bạn khi hoàn cảnh chỉ có hai người. Những người này cũng rất tận dụng cơ hội nhưng cũng rất cẩn thận để không bị người khác bắt gặp những hành vi của họ


Sếp “thân thiện” thái quá

Làm thế nào để ứng phó với yêu râu xanh: Hãy thể hiện là một người thẳng thắn, cứng rắn. Hãy luôn giữ khoảng cách. Tránh diện những bộ cánh gợi cảm  dễ tạo “tín hiệu nhầm” cho vị sếp “lả lơi”. Đừng bao giờ để sếp thuyết phục, nài nỉ gặp gỡ một mình.  Nếu vẫn tiếp tục bị quấy rối, hãy báo với phòng nhân sự để họ giải quyết.

4.    “Nắng mưa thất thường”

Đây là kiểu sếp mà cảm xúc của họ như tàu lượn. Ai cũng sẽ cảm thấy rất căng thẳng khi làm việc với kiểu sếp này, bởi chẳng thể đoán trước được chuyện gì sẽ xảy ra nếu tâm trạng của sếp theo kiểu mưa nắng. Cùng một bản kế hoạch đề xuất, nhưng bạn sẽ phải gặp hàng trăm kiểu bắt bẻ khó dễ nếu sếp đang khó ở, hoặc sẽ là 1 cái gật đầu không cần xem xét nếu sếp đang vui


Sếp tính khí thất thường

Làm thế nào để ứng phó với kiểu “nắng mưa thất thường: Hãy tinh tế và nhạy cảm. Sếp tính khí thất thường rất kém trong việc giấu cảm xúc, do vậy bạn dễ dàng biết khi nào sếp vui, buồn, khi nào đang khó chịu, bực tức để nắm bắt cơ hội nói chuyện với sếp. Đây cũng là một kỹ năng cần có trong công việc, giống như việc nắm bắt tâm lý khách hàng vậy.

5.    Thiếu trách nhiệm

Những vị sếp này thường không bao giờ có mặt khi có việc . Bạn sẽ phải xác định tự lo cho bản thân mình cho đến khi có những buổi họp lớn, bạn mới thấy sếp mình xuất hiện. Sếp bạn sẽ ở đó để báo cáo với cấp trên những công việc anh ta đã làm hoặc chứng minh cho mọi người anh ta có tham gia. Nếu có một người thiếu trách nhiệm làm sếp, thậm chí anh ta có thể quên cả đánh giá công việc bạn làm


Sếp thiếu trách nhiệm


Làm thế nào để đối phó với những người thiếu trách nhiệm:
Hãy ghi chi tiết những đầu việc sếp yêu cầu bạn thực hiện. Hãy yêu cầu sự giúp đỡ khi bạn bị quá tải công việc và yêu cầu sếp training những thứ mà họ biết. Hãy làm cho anh ta thấy có trách nhiệm với bạn bởi những kết quả bạn đạt được cũng chứng minh được họ có phải là một sếp tốt, sếp giỏi hay không.

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Quản Lý Nhân Sự: Cân Bằng Kinh Doanh Và Sức Khỏe Nhân Viên

    Nhà Quản Lý Hiện Đại: Cân Bằng Giữa Linh Hoạt Kinh Doanh Và Sức Khỏe Nhân Viên 16/9/2024 Vai trò của các Nhà Quản Lý Nhân Sự đã thay đổi đáng kể qua các thập kỷ. Vào cuối những năm 1980, trọng tâm chính là điều chỉnh các chỉ đạo về Nhân sự với chiến […]

    đổi mới công nghệ
    Đổi Mới Công Nghệ: Gắn Kết Với Trải Nghiệm Con Người

    Đổi Mới Công Nghệ: Gắn Kết Với Trải Nghiệm Con Người Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, dường như mọi ngành công nghiệp đều được dẫn dắt bởi những tiến bộ công nghệ. Từ y tế đến giáo dục, đổi mới không chỉ là xu hướng, mà còn là động lực cho […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự