Sau khi trải qua những vòng phỏng vấn & đánh giá kỹ năng căng thẳng, giai đoạn deal lương chính là lúc bạn thực sự “bán mình” cho tư bản ^^. Vậy làm thế nào để có thể nhận về một chiếc giá phù hợp cho năng lực của mình từ nhà tuyển dụng. Xem ngay tuyệt kỹ bí kíp deal lương toàn tập dưới đây cùng NIC Global nha.

Đàm phán lương (deal lương) là gì?

đàm phán lương là gì
đàm phán lương là gì

Đàm phán lương (deal lương) là quá trình thương lượng & thoả thuận về mức lương, các phụ cấp cũng như phúc lợi mà nhà tuyển dụng sẽ chi trả ứng viên khi họ làm việc tại công ty

Đàm phán lương có thể là một phần trong buổi tuyển dụng (sau phần hỏi đáp) hoặc cũng có thể là một vòng riêng trong quy trình phỏng vấn. Tuỳ vào từng vị trí và mức độ mà quá trình đàm phán có thể nhanh chóng hoặc có thể phải qua nhiều vòng thương lượng mới có thể đưa ra kết quả cuối cùng.

Với các vị trí quản lý hoặc nhân sự cấp cao, đàm phán lương là một trong những vòng cực kì căng thẳng. Với mức lương có thể tới vài chục đến hàng trăm triệu đồng 1 tháng cùng rất nhiều các chế độ phúc lợi khác, đòi hỏi nhà tuyển dụng cũng cần đàm phán rõ ràng để đưa ra “mức giá” hợp lý cho năng lực của “người ứng viên” cần tuyển. Trong bài viết này, NIC Global sẽ chủ yếu nói nhiều hơn đến các vị trí khối văn phòng là chính, cùng theo dõi bí kíp đàm phán dưới đây nhé

Chương I: Chuẩn bị sẵn sàng

1. Nghiên cứu mức lương trung bình của thị trường

Bước vào bất kì “cuộc mua bán” nào, điều đầu tiên là phải hiểu rõ thị trường, giai đoạn này “mức giá” nào là hợp lý, liệu năng lực và kỹ năng của mình trên thị trường đang được “trả” bao nhiêu…

Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình qua nhiều cách như: xem khảo sát lương của các công ty khảo sát, xem mức lương trung bình của các công ty đang đăng tuyển, hỏi đồng nghiệp hoặc bạn bè cùng lĩnh vực,… 

Có nhiều cách để bạn xác định được mức lương trung bình của thị trường, sử dụng mức lương tham khảo để có căn cứ trao đổi với nhà tuyển dụng dễ dàng và cũng dễ thuyết phục hơn.

2. Tìm hiểu trước mức lương tại công ty

Không khó để bạn bắt gặp những mẩu tin tuyển dụng với mức lương “thoả thuận” trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Nó có thể là cơ hội để bạn thể hiện bản thân và đưa ra mức lương sát kỳ vọng nhiều hơn. Bằng cách trực tiếp thương lượng với nhà tuyển dụng, dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng bạn có thể nhận được mức đãi ngộ thậm chí cao hơn thị trường.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp mức “thoả thuận” là rất khó để chấp nhận (quá thấp so với thị trường và kỳ vọng của bạn).

Lời giải là: Trước khi tham gia ứng tuyển, hãy cố gắng hỏi HR của bạn về khoảng lương mà công ty có thể chấp nhận với vị trí đang tuyển. Thậm chí bạn có thể hỏi thêm rằng liệu công ty có sẵn sàng đưa ra mức cao hơn để có thể tuyển được người có kinh nghiệm và kỹ năng nhiều hơn không.

Nếu nhà tuyển dụng rất cởi mở với câu trả lời “có” chứng tỏ họ sẵn sàng cho những buổi thoả thuận cụ thể hơn để đạt được lợi ích cân bằng cho cả 2. Ngược lại, câu trả lời “không” đồng nghĩa với quỹ lương cho vị trí này có thể đã được ấn định sẵn và khó để thương lượng thêm. Nếu thực sự chưa phù hợp, bạn nên thẳng thắn cảm ơn HR và tìm 1 cơ hội khác phù hợp hơn với bản thân để tránh mất thời gian của 2 bên.

Lưu ý: Nhiều trường hợp có thể mức lương mà công ty ấn định sẵn và không thể thoả thuận nhưng trong quá trình phỏng vấn bạn vẫn có thể khiến nhà tuyển dụng ấn tượng và sẵn sàng chi trả mức cao hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ cũng không cao và thực tế nếu họ sẵn sàng thì sẽ trả lời bạn bằng một vài lựa chọn như: trao đổi thêm, có thể thương lượng 1 chút hoặc tương tự.

3. Xác định mức lương kỳ vọng

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
Quá trình lướt 1 vòng “thị trường” đã đủ cho bạn thấy mức trung bình của vị trí mà mình mong muốn ứng tuyển. Vậy “Người” thì đã biết, giờ đến “Ta” – liệu bạn có chấp nhận mức thu nhập như vậy và đặt nó là mức kỳ vọng của bản thân? Hay bạn muốn một mức thu nhập cao hơn và phải làm gì để đạt được chính xác những gì bạn muốn?

  • Trường hợp nếu bạn cảm thấy phù hợp? Quá tốt, hãy tiếp tục những bước nộp CV ứng tuyển và bắt đầu những cuộc phỏng vấn để nhanh chóng có được công việc mong muốn
  • Ngược lại, nếu bạn cảm thấy chưa phù hợp và mong muốn một mức cao hơn, liệu bạn có những kỹ năng hay điều gì làm giá trị gia tăng để đạt được mức cao hơn đó? Liệu bạn phải trang bị thêm điều gì (kỹ năng, chứng chỉ, kiến thức,…) để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Ví dụ: Bạn có biết 05 kỹ năng để trở thành 1 Headhunter thành công?

Từ đó bạn sẽ biết mình cần phải chuẩn bị thêm gì như học thêm hoặc cải thiện thêm kỹ năng nhằm phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng hơn.

4. Đánh giá những gì bạn mang lại cho nhà tuyển dụng

Không chỉ nằm trên những dòng thông tin ngắn ngủi trong CV, vòng deal lương chính là lúc bạn thể hiện những gì bạn có trước nhà tuyển dụng một cách trực tiếp nhất. Hãy đưa ra chi tiết và đánh giá những gì bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng để thể hiện rằng bạn là một cuộc đầu tư “hời” đối với họ.

Lời khuyên đưa ra là sử dụng những con số thực tế và càng chi tiết càng tốt, đưa ra những thứ bạn đã làm và có thể làm để giúp nhà tuyển dụng đạt được mục tiêu mà họ mong muốn, từ đó sẽ dễ dàng để họ “xuống tiền” hơn.

5. Sẵn sàng cho những câu hỏi khó nhằn

Một cuộc cân não sẽ chẳng có gì thú vị nếu thiếu đi những câu hỏi khó nhằn, những câu hỏi xoáy sâu vào một vài thông tin mà bạn không muốn thể hiện ra như điểm yếu của bạn là gì? Liệu bạn có cảm thấy điểm yếu của bạn sẽ ảnh hưởng tới công việc? Liệu với mức lương mà bạn đưa ra bạn có đảm bảo kết quả như bạn đã dự kiến? Trong trường hợp thất bại liệu bạn có cách nào để giúp nhà tuyển dụng thu hồi vốn?

Đó chắc chắn là những câu hỏi khó, không chỉ khiến bạn bất ngờ mà còn khó để bạn đưa ra câu trả lời thực sự thuyết phục. Nếu bạn thể hiện quá có thể sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy lố và có phần “chém gió”, ngược lại nếu bạn an toàn chung chung quá cũng khó để thuyết phục họ tin vào kết quả thực sự bạn mang lại

Lời khuyên là hãy bình tĩnh, nhìn nhận bản chất của câu hỏi đó là họ chỉ đang chưa thực sự tin tưởng vào những điều bạn nói hay đơn giản là họ muốn “đuổi khéo” bạn với những câu hỏi khó. Hãy đưa ra những câu trả lời trung thực với sự quyết tâm mạnh mẽ. Thậm chí bạn có thể “lột trần” họ một chút để cho thấy khả năng tư duy và nắm bắt vấn đề của bạn thực sự không tồi.

Ví dụ:

  • Nhà tuyển dụng hỏi rằng: Em có chắc chắn với mức đầu tư ở vị trí này dành cho em, đối với công ty sẽ là một khoản lãi thay vì lỗ?
  • Trả lời: Em hiểu rằng, chỉ với những thông tin mà em cung cấp sẽ chưa đủ để công ty tin vào năng lực thực tế, đôi khi công ty có thể nghĩ em đang nói quá về năng lực của mình. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, em thực sự đã tạo ra những kết quả có thể đo đếm được và em tự tin rằng mình có thể tiếp tục mang đến kết quả tương tự thậm chí tốt hơn với nguồn lực hiện tại của công ty. Em có kỹ năng xử lý vấn đề khó và rất mong muốn chứng minh với mức lương mà công ty đưa ra, em sẽ mang về lợi ích nhiều hơn.

6. Hãy tự tin

Chuẩn bị một tâm lý tự tin trước buổi đàm phán là điều quan trọng, hãy suy nghĩ đây là quá trình trao đổi công bằng chứ bạn không hề đi “xin” điều gì cả. Và mức lương bạn đang đưa ra là hoàn toàn hợp lý với năng lực của bạn

Xem thêm: Làm thế nào để luôn lạc quan trong công việc và cuộc sống

Chương II: Thể hiện bản thân trong buổi đàm phán

1. Đề cập vấn đề từ từ

Vì là một buổi thương lượng, bạn cũng không nên quá suồng sã và “đòi hỏi” nhà tuyển dụng, thay vào đó hãy cố gắng nắm bắt nhu cầu thực tế của họ, tự hỏi nhà tuyển dụng cần bạn làm gì và bạn sẽ thuyết phục họ như thế nào.

Giống như bất kỳ cuộc mua bán nào khác, hãy thể hiện bạn có “giá trị” trước khi đưa ra “mức giá” của bạn, từ đó nhà tuyển dụng cũng sẽ dễ hiểu & đưa ra quyết định hơn.

Lời khuyên, bạn có thể lấy ví dụ bằng cách tóm tắt ngắn gọn về một Case (trường hợp) cụ thể nào đó về cách bạn xử lý công việc, cách bạn giải quyết khó khăn, vấn đề ra sao… từ đó so sánh với việc không có bạn, công ty có thể đã phải chi ra nhiều hơn thậm chí là có thể đã phải đối mặt với rủi ro không đáng. Vậy nên bạn hoàn toàn xứng đáng với mức đầu tư của nhà tuyển dụng.

2. Đặt câu hỏi

Nắm bắt nhu cầu của nhà tuyển dụng là cách để 2 bên có thể đạt được thoả thuận một cách dễ dàng nhất. Nếu mức lương bạn đưa ra chưa phù hợp với quỹ lương của công ty thì họ sẽ sẵn sàng đưa ra một mức offer nào khác hợp lý hơn cho cả bạn và họ hay không? Liệu bạn có cách nào để bạn mang đến nhiều kết quả hơn và xứng đáng với quỹ lương họ đưa ra hay không?

3. Khẳng định bản thân

Như đã nói ở trên, giai đoạn đàm phán lương là lúc bạn cần phải thể hiện bản thân tốt nhất. Đây là giai đoạn quan trọng thuyết phục nhà tuyển dụng ra quyết định “chốt đơn” hay không sau nhiều vòng phỏng vấn căng thẳng. Nếu bản thân bạn cũng không tin tưởng vào chính mình thì rất khó để người khác tin tưởng bạn. Đặc biệt là trước quyết định sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bạn sau này, bạn càng nên thể hiện mình thực sự xứng đáng với mức lương mà mình đã đưa ra.

4. Hãy linh hoạt

Bản chất của cuộc deal lươngthoả thuận chứ không phải tranh cãi do đó nguyên tắc là hãy linh hoạt để cùng tìm ra điểm hài hoà giữa cả 2 bên.

Trong nhiều yếu tố, mức lương chỉ là một trong những điều kiện mà bạn cần quan tâm. Đôi khi hãy đặt lên bàn cân cả những “cơ hội” và những yếu tố quyền lợi khác làm căn cứ thương lượng. Không có đúng|sai trong tình huống này, chỉ có sự phù hợp đến từ cả 2 phía. Vì vậy, cố gắng khiến cuộc deal lương trở nên thành công chính là kết quả mà cả 2 đều mong muốn.

Chương III: Khéo léo với những câu hỏi

1. Khéo léo trả lời câu hỏi về mức lương cũ

Câu hỏi về mức lương cũ là một trong những câu hỏi “khó nhằn” đối với nhiều ứng viên trong cuộc đàm phán lương. Đa phần bạn sẽ gặp câu hỏi này trong các vòng phỏng vấn từ đầu, tuy nhiên trong cuộc đàm phán lương, đây vẫn có thể là một câu hỏi mang tính chiến thuật mà nhà tuyển dụng đặt ra để đánh giá cách xử lý tình huống của bạn.

Vậy nên “trung thực” hay “nói quá” về mức lương cũ để dễ dàng đạt mức lương kì vọng trong cuộc đàm phán này hay không?

Câu trả lời là hãy cố gắng trung thực, ngay cả khi bạn đang ứng tuyển cho một vị trí cao hơn (mức lương cao hơn) so với vị trí cũ thì cũng nên trung thực về mức lương cũ của mình. Nếu thu nhập của bạn qua các tháng có sự thay đổi, bạn có thể đưa ra “khung lương” của bạn ở công ty cũ.

Ví dụ 1: thu nhập của bạn trung bình là 18 triệu đồng 1 tháng, bạn kì vọng nhà tuyển dụng sẽ deal với bạn mức lương 20 triệu đồng. Hãy thành thật trả lời khung lương cho vị trí của bạn ở công ty cũ giao động từ 17-20 triệu đồng và bạn kỳ vọng mức lương hiện tại là 20 triệu do giá trị bạn mang lại đã cao hơn so với hồi khi bạn ứng tuyển tại công ty cũ.

Vậy nếu bạn muốn mức lương 25 triệu đồng trong khi ở công ty cũ chỉ có 18 triệu, liệu nhà tuyển dụng có dựa vào đó để hạ mức lương khi thoả thuận với bạn hay không hay bạn nên “nói quá”. Thực ra trường hợp này hãy khéo léo trả lời. Có thể bằng những câu hỏi, có thể bằng những yêu của nhà tuyển dụng đang đưa ra để đạt được thoả thuận với họ.

Ví dụ 2: Ở công ty cũ, yêu cầu của em về lĩnh vực này có phần đơn giản hơn, vậy nên mức lương cũ của em thực tế ko bằng mức em đang deal với công ty, tuy nhiên với vai trò và yêu cầu hiện tại em nghĩ rằng mức 25 triệu sẽ là phù hợp hơn với em ạ.

Lưu ý: Tất nhiên, hãy đảm bảo quỹ lương ở vị trí của bạn, nhà tuyển dụng sẵn sàng đưa ra là 25 triệu đồng trước nhé. Đôi khi yêu cầu của bạn đưa ra bị vượt quá quỹ lương thì rất khó để họ chấp nhận với thoả thuận này.

2. Cách trả lời mức lương mong muốn

Trả lời mức lương mong muốn làm sao để vừa khéo léo, vừa không bị hớ?

Như đã đề cập đến ở trên, chắc chắn bạn đã trải qua quá trình nghiên cứu thị trường cũng như xác định được quỹ lương mà nhà tuyển dụng có thể cân nhắc với vị trí này. Câu hỏi hiện tại là làm sao để khéo léo đưa ra mức lương bạn mong muốn và khớp với khả năng của họ?

Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn câu hỏi này, trong trường hợp đó, bạn có thể thẳng thắn bày tỏ quan điểm hoặc trả lời bằng 1 range lương phù hợp (VD từ 24-27 triệu đồng) khi đó việc lựa chọn mức 25 triệu đồng sẽ dễ dàng hơn với họ.

Trong trường hợp bạn không xác định được quỹ lương cho vị trí này hoặc nhà tuyển dụng không muốn tiết lộ thì sao?

Lời khuyên là hãy đưa ra một vài số liệu nghiên cứu của bạn và thể hiện tốt nhất có thể trước mặt họ. Việc đưa ra quyết định dựa trên số liệu bao giờ cũng đáng tin cậy và dễ dàng thuyết phục hơn. Đôi khi có thể quỹ lương của nhà tuyển dụng chỉ là 20 triệu, nhưng vì những số liệu thực tế mà bạn đưa ra, họ có thể sẽ quyết định tăng theo nhu cầu của thị trường.

Chương IV: Cú "Chốt"

1. Đưa ra lời đề nghị mang tính cạnh tranh

Trong cuốn The GodFather của nhà văn người Mỹ gốc Ý Mario Puzo, hồi Johnny Fotane tới và nhờ Bố già Don Corleone giải quyết 1 vụ việc. Sau khi đã nghe sự tình, Don Corleone đã động viên Johnny và hứa sẽ giúp. Nhưng dường như còn hoài nghi liệu cha nuôi Bố già có giúp được anh hay không nên Johnny Fontane đã hỏi lại ông một cách như muốn khẳng định:

  • “Nhưng … bằng cách nào ạ?”

Lúc này Don Corleone đã nói với Johnny:

  • “Ta sẽ đưa ra một đề nghị mà hắn không thể chối từ – I’m gonna make him an offer he can’t refuse”.

Thật vậy, trong các tình huống thoả thuận, hãy cố gắng đưa ra một lời đề nghị mang tính cạnh tranh mà đối phương khó có thể chối từ. Chẳng hạn, với những lợi thế mà chỉ mình bạn có được, hoặc những giá trị đặc biệt bạn có thể mang đến hơn những đối thủ nặng ký khác…

Ví dụ: bạn có thể thoả thuận với công ty rằng mình chấp nhận mức lương họ đang đưa ra (hơi thấp hơn kì vọng) trong giai đoạn thử việc, nếu bạn vượt qua được giai đoạn đó thì họ sẽ phải đồng ý mới mức lương bạn đề xuất (cao hơn) cho giai đoạn làm việc chính thức. Đó sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng dễ dàng chấp nhận hơn.

2. Không ngại từ bỏ

Trong trường hợp cuối cùng mà cả bạn và nhà tuyển dụng đều không tìm được tiếng nói chung, lúc này hãy thẳng thắn thể hiện quan điểm với họ rằng hiện tại cả 2 chưa phù hợp với nhau. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp ngay cả khi từ chối và hi vọng về một tương lai không xa, cả 2 lại có thể cho nhau 1 cơ hội khác phù hợp hơn.

3. Thể hiện lòng biết ơn

Sau khi kết thúc quá trình deal lương, đừng quên gửi lời cảm ơn về cơ hội họ trao cho bạn. Dù có thoả thuận được hay không, sau khi trở về nhà, hãy viết một email cảm ơn và gửi đến nhà tuyển dụng. Việc này tuy nhỏ nhưng chắc chắn sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn hơn rất nhiều.

Một số điều cần lưu ý khi deal lương

Một số điều lưu ý khi deal lương

1. Sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net – tại sao bạn cần biết điều này khi deal lương?

Lương Gross (lương gộp) chính là tổng thu nhập của bạn, trong đó, bao gồm các khoản lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng; chưa trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và thuế TNCN (nếu có). Thông thường mức lương mà các doanh nghiệp đưa ra khi thoả thuận chính là mức lương Gross (lương gộp) này. Tức là hàng tháng, khoản lương thực tế bạn nhận về tay sẽ nhỏ hơn mức lương trên (vì phải trừ đi bảo hiểm bắt buộc và cả thuế TNCN nếu có).

Lương thực nhận hay Lương NET chính là khoản lương mà bạn thực sự cầm về sau khi đã trừ hết các khoản đóng theo luật định (bảo hiểm bắt buộc, thuế TNCN,…). Đây chính là khoản lương bạn cầm về tay hàng tháng sau khi lấy Lương Gross ở trên trừ đi các khoản bắt buộc.

Thực tế khi deal lương dù là theo lương Gross hay lương NET thì khoản bạn nhận về tay cũng không khác nhau. Khác biệt chỉ là chủ thể đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc kể trên là ai. Nếu bạn chọn deal theo lương Gross thì hàng tháng bạn sẽ phải tự đóng các khoản bảo hiểm và thuế TNCN (nếu có) với cơ quan chức năng, hoặc bạn có thể nhờ công ty đóng hộ và nhận lương NET về tay.

2. Không nói xấu công ty cũ

Hành vi nói xấu người khác luôn không tốt. Ngay cả khi bạn có lỡ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với công ty cũ, hãy cố gắng không nhắc tới những trải nghiệm tiêu cực và không nên nói xấu công ty.

Về cơ bản công ty mới cũng không quan tâm nhiều đến công ty cũ của bạn có tốt hay không, họ chỉ quan tâm bạn đã làm được gì và muốn xác định bạn không hài lòng điều gì khi tới một môi trường làm việc. Do đó, hãy cố gắng khéo léo nói ra suy nghĩ và trải nghiệm của bạn nhiều hơn là kể xấu về công ty cũ

Ví dụ: Công ty cũ chậm lương của bạn, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng lý do bạn nghỉ ở công ty cũ là không đảm bảo đáp ứng các chế độ cơ bản về lương cho người lao động thay vì kể lể họ xấu xa thế này, chậm lương thế kia. Nhiều bạn thậm chí còn cố tình nói xấu quá lên về công ty cũ để chứng tỏ quyết định nghỉ việc của mình là đúng đắn, tuy nhiên thực tế điều đó mang lại cảm nhận không hề tích cực đối với nhà tuyển dụng về bạn.

3. Không tranh cãi

Cố gắng tranh luận có căn cứ và chừng mực, không tranh cãi đến cùng trong buổi deal lương. Trường hợp bạn không hài lòng, hãy đơn giản giải quyết bằng 1 lời từ chối khéo léo rồi ra về. Có rất nhiều cơ hội ngoài kia và cả bạn hay nhà tuyển dụng đều có lý riêng.

Một cuộc thương lượng mục đích là cố gắng tìm ra điểm hài hoà chung giữa 2 bên chứ không phải tìm đúng sai. Vậy nên nếu không cảm thấy hợp lý, hãy tìm một cơ hội khác, biết đâu bạn sẽ gặp nhiều cơ hội còn tốt hơn rất nhiều.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến deal lương, đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Hi vọng nội dung bài viết có thể phần nào hỗ trợ bạn, theo dõi NIC để đón nhận nhiều nội dung hữu ích hơn trong tương lai nhé.

Share on

Facebook
LinkedIn

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Bài viết liên quan

    Luật việc làm 2025
    Luật Việc Làm 2025: Những Điểm Mới Doanh Nghiệp và NLĐ Cần Biết

    Luật Việc Làm 2025: Những Điểm Mới Doanh Nghiệp và Người Lao Động Cần Biết Từ 01/01/2026 14/07/2025 Từ ngày 01/01/2026, Luật Việc làm số 74/2025/QH15 chính thức có hiệu lực, thay thế Luật Việc làm năm 2013. Đây là lần sửa đổi toàn diện nhằm hiện đại hóa chính sách lao động – việc […]

    Giải pháp nhân lực thiết kế riêng biệt​

    Để lại email, nhận tin tức và tài liệu mới nhất về lĩnh vực nhân sự